Các loại thước đo trong cơ khí bạn nên có

Công Ty THB Việt Nam 1 năm trước 707 lượt xem

    Các dụng cụ đo cầm tay được sử dụng trong nhiều công việc như thiết kế, lắp ráp và kiểm tra các chi tiết sản phẩm, và chúng đóng một vai trò quan trọng để đảm bảo độ chính xác trong gia công cơ khí. Tùy vào yêu cầu đo đạc,  tiêu chuẩn và kiểu dáng khác nhau mà bạn cần chọn dụng cụ phu hợp. Cùng THB Việt Nam tìm hiểu về các loại thước đo trong cơ khí phổ biến hiện nay.

    1. Thước kẹp - Thước đo cơ khí được ứng dụng cao nhất

    Thước kẹp là một trong các loại thước đo cơ khí cần thiết để đo kích thước chi tiết của máy móc, chi tiết, đồ vật. So với thước panme, thước cặp có mức độ chính xác thấp hơn. Tuy nhiên, loại thước này vẫn được đánh giá cao vì nó có thể đáp ứng khả năng đo đa dạng từ đo độ sâu, kích thước trong, kích thước ngoài và đo bậc... với nhiều dải đo từ 50mm, 150mm, 200mm, 300mm, 500mm, 1000mm...

    Thước kẹp là loại thước đo cơ khí được sử dụng phổ biến nhất
    Thước kẹp là loại thước đo cơ khí được sử dụng phổ biến nhất

    Vì có khả năng thực hiện nhiều phép đo khác nhau và có dải đo, độ chia đa dạng nên thước cặp không chỉ được sử dụng trong cơ khí mà còn các ngành khác như nghề mộc, nhôm, kính, đồ nhựa, thẩm mỹ... 

    Thước kẹp thường được phân loại thành 3 dòng chính là thước cặp cơ khí, điện tử và đồng hồ. Để biết thêm chi tiết về thiết bị đo này, bạn có thể xem tại: Thước cặp là gì? Cấu tạo, các loại thước kẹp và công dụng của nó

    2. Thước đo cơ khí - Panme

    Panme là dụng cụ chuyên dụng để đo 1 loại kích thước cụ thể của đồ vật, chi tiết máy móc, phôi... Với tùy vào thiết kế của thước panme, bạn có thể thực hiện đo đường kính trong, đo đường kính ngoài, đo sâu, đo độ dày mỏng hoặc đo lỗ.

    Panme cung cấp tính chính xác cao hơn
    Panme cung cấp tính chính xác cao hơn 

    Tính đa năng của panme kém hơn rất nhiều so với thước kẹp nhưng nó lại vượt trội về độ chính xác và độ chia rất nhỏ. Thước đo panme có thể chia nhỏ đến 0.01mm (thường là loại cơ khí) hoặc 0.001mm (loại điện tử). Panme cũng cung cấp dải đo đa dạng từ 0-25mm, 25-50mm, 50-75mm... đáp ứng tốt nhu cầu đo đạc chính xác của người dùng. 

    Tương tự với thước kẹp, panme cũng có 3 loại chính là cơ khí, điện tử và đồng hồ. Tuy nhiên khi tìm mua dụng cụ, người ta thường tìm kiếm panme theo chức năng đo của nó là đo ngoài, đo trong và đo lỗ. Cụ thể, bạn có thể đọc thêm bài viết sau: Panme là gì? Cấu tạo, công dụng và các loại panme đang có hiện nay

    3. Dụng cụ đo trong cơ khí - Đồng hồ so

    Đồng hồ so là một thiết bị đo cơ khí dùng để kiểm tra độ côn, vuông góc, độ lệch, độ không song song của rãnh, độ đảo hướng của mặt trong...  Để sử dụng dụng cụ này, bàn cần gắn nó vào đầu đo của thước đo cao hoặc đế gá, đế từ đồng hồ so. Đây là dụng cụ đo cơ khí có độ nhạy cảm rất cao và sai số cực thấp nên nó cũng được ứng dụng nhiều để rà mặt phẳng.

    Đồng hồ so là thiết bị đo cơ khí có độ nhạy cao
    Đồng hồ so là thiết bị đo cơ khí có độ nhạy cao

    Đồng hồ so cũng là một trong những dụng cụ đo trong cơ khí được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp, xây dựng, cơ khí... Ta có 2 loại đồng hồ so là cơ khí và điện tử, trong đó, đồng hồ so điện tử thường có độ chính xác cao hơn và tiện lợi hơn rất nhiều.

    Xem thêm: Đồng hồ so là gì? Cấu tạo, công dụng và các loại đồng hồ so

    4. Thước đo trong cơ khí - Thước đo cao

    Một trong các dụng cụ đo lường cơ khí được sử dụng phổ biến là thước đo độ cao. Đây là một loại thước có độ chính xác cao được sử dụng để đo chiều cao của một vật thể hoặc đánh dấu khoảng cách dạng đường thẳng từ các cơ sở của một vật liệu. Gia công, sản xuất và chế tạo cơ khí là những ngành nghề thường sử dụng thước đo độ cao này. Như đã nhắc đến, thước đo cao thường kết hợp với đồng hồ so để thực hiện các phép đo kiểm khác.

    Thước đo cao thường kết hợp với đồng hồ so để thực hiện các phép đo kiểm khác
    Thước đo cao thường kết hợp với đồng hồ so để thực hiện các phép đo kiểm khác

    5. Dụng cụ đo cơ khí - Đồng hồ, thước đo độ dày vật liệu

    Thước đo độ dày, còn được gọi là đồng hồ đo độ dày là dụng cụ chuyên dụng để đo độ dày của các bề mặt phẳng hoặc cong. Đồng hồ đo độ dày có thể được sử dụng để đo nhiều loại vật liệu, chẳng hạn như kim loại, thủy tinh, gỗ, nhựa, mảng sơn, nhựa, sơn và giấy với nhiều hình dạng khác nhau từ hình trụ, hình đĩa phẳng, hình cầu lồi, hình chỏm cầu... Đây là công cụ được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp và lĩnh vực khác nhau để kiểm tra chất lượng sản phẩm, sự mòn vật liệu và độ dày vật liệu, đảm bảo bề mặt đồng nhất...

    Đòng hồ đo độ dày được thiết kế chuyên dụng với độ chính xác cao để đo độ dày vật liệu
    Đồng hồ đo độ dày được thiết kế chuyên dụng với độ chính xác cao để đo độ dày vật liệu

    Xem thêm: Đồng hồ đo độ dày là gì? Cấu tạo, ứng dụng và các loại thước đo độ dày

    6. Thước đo cơ khí - Thước đo độ sâu

    Thước đo độ sâu được sử dụng đo độ sâu của một chi tiết, hay độ sâu của rãnh, bậc ren trong các chi tiết của động cơ thiết bị, máy móc cơ khí... Thông thường, mỗi loại thước đo sâu sẽ cần các dụng cụ phù hợp đi kèm khác nhau để đáp ứng khả năng đo đạc, kích thước tương ứng mà nó đo được. Thước đo sâu trong cơ khí có thể được thiết kế dưới dạng tương tự thước cặp hay panme, đồng hồ đo sâu.

    Đồng hồ đo sâu và 4 đầu Rods
    Đồng hồ đo sâu và 4 đầu Rods

    7. Thước đo trong cơ khí - Thước thủy, nivo, thước cân bằng và thước đo góc

    Thước thủy hay còn được gọi là thước nivo, livo hoặc thước cân bằng là một dụng cụ đo cơ khí được dùng để đo, xác định nhanh chóng và chính xác các góc nghiêng, nghiêng, độ cân bằng và độ dốc... Ứng dụng của bọt khí để xác định thăng bằng của thước thủy giúp người dùng nhanh chóng đo các thông số của góc, chất lượng công trình, nội thất, độ nghiêng, độ dốc của mái nhà, đường và các thông số khác trong các hoạt động nghiên cứu.

    Nivo giúp xác định nhanh chóng và chính xác các góc nghiêng, nghiêng, độ cân bằng và độ dốc...
    Nivo giúp xác định nhanh chóng và chính xác các góc nghiêng, nghiêng, độ cân bằng và độ dốc...

    Thước đo góc (thường có dạng cơ khí hoặc ứng dụng thước thủy điện tử) được sử dụng để đánh dấu góc độ, xác định vị trí cắt góc cụ thể trên phôi và kiểm tra góc độ của các chi tiết, phôi.... Thước đo góc vạn năng, thước đo góc nghiêng và thước đo góc bán nguyệt là ba loại thước đo góc phổ biến nhất.

    Thước đo góc trong cơ khí
    Thước đo góc trong cơ khí

    8. Các loại thước lá, dưỡng đo trong cơ khí

    Đây là một nhóm các loại thước đo trong cơ khí có vạch chia cơ khí có các chức năng đo khác nhau, bao gồm:

    • Thước thẳng: hay còn gọi là thước lá, thường được làm bằng inox hay thép có dải đo đa dạng dùng để đánh dấu điểm, đo chiều dài chi tiết trong nhiều hoạt động của ngành cơ khí, công nghiệp sản xuất, chế tạo và trong cả những ngành may mặc, mộc, nhôm kính...
    • Thước đo khe hở: đúng với cái tên của nó, đây là dụng cụ dùng để đo đường kính, bề rộng của khe hở, vết nứt, rãnh của mối hàn, bê tông và nhiều vật liệu khác.
    • Dưỡng đo: thường là một bộ bao gồm nhiều lá thước dùng để kiểm tra bán kính, đo ren, đo độ dày, khe hở, đo góc... 
    • Căn lá: là 1 bộ bao gồm nhiều lá thước thẳng dùng để đo kích thước khe hở bằng cách chèn vào khoảng cách giữa hai bề mặt.
    • Thước đo mối hàn: là dụng cụ đo cơ khí dùng để đo chiều rộng, chiều cao mối hàn, khe hở hàn, góc vát, góc hàn, đường kính tròn... tùy vào thiết kế của thước.
    • Thước ke góc vuông: là loại thước đo trong cơ khí được sử dụng để đo và đánh dấu các kích thước trong nhiều lĩnh vực như kỹ nghệ sắt, may mặc, quảng cáo, nhôm kính, làm đá...
    Bộ căn lá bao gồm nhiều lá để đo các kích thước
    Bộ căn lá bao gồm nhiều lá để đo các kích thước

     Để biết thêm chi tiết về các loại thước đo cơ khí này, bạn có thể truy cập vào danh mục sản phẩm Thước lá Dưỡng đo của chúng tôi.

    9. Dụng cụ trong cơ khí - Bàn map

    Bàn map, còn được gọi là bàn rà chuẩn hoặc bàn kiểm định, là một dụng cụ trong cơ khí có độ chính xác cao với sai số thấp. Bàn máp được sử dụng làm bàn đỡ, bàn đặt phôi, chi tiết cần kiểm tra với đồng hồ so hay các loại thước đo cơ khí khác để đảm bảo độ chính xác cho phép đo.

    Bàn map là dụng cụ trong cơ khí để đảm bảo độ chính xác cao khi đo
    Bàn map là dụng cụ trong cơ khí để đảm bảo độ chính xác cao khi đo

    Đá tự nhiên và gang là những vật liệu phổ biến nhất được sử dụng để làm bàn máp. Trong đó, bàn đá là loại có nhiều ưu điểm vượt trội đáng mua hơn. Dụng cụ này thường có hình chữ nhật và có nhiều kích thước đa dạng để phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau của người dùng.

    10. Dụng cụ cơ khí - Chân đế, đế từ

    Chân đế, đế từ hay chân bàn map là các dụng cụ hỗ trợ cho các hoạt động đo trong cơ khí. Chân bàn máp thường được chế tạo từ kim loại có độ cứng cao dùng để nâng đỡ các bàn map đá, bàn gang nặng. Trong khi đó, chân đế hay đế từ vạn năng thường là dụng cụ để gá đồng hồ so hay đế gá panme để hạn chế tối đa mức ảnh hưởng của tay người đến phép đo. 

    Chân đế, đế từ hay chân bàn map là các dụng cụ hỗ trợ cho các hoạt động đo với đồng hồ so, panme
    Chân đế, đế từ hay chân bàn map là các dụng cụ hỗ trợ cho các hoạt động đo với đồng hồ so, panme

    11. Dụng cụ kiểm tra trong cơ khí - Mẫu chuẩn, căn mẫu

    Căn mẫu, mẫu chuẩn có nhiều hình dạng, thiết kế khác nhau dùng để đo, kiểm tra chất lượng các kích thước: chiều dài, lỗ ren, đường kính lỗ.. với mức độ chính xác cao hoặc hiệu chuẩn những dụng cụ đo lường trong cơ khí. Về cơ bản thì mẫu chuẩn chính là thước đo có thể đo ngược lại các loại dụng cụ đo lường cơ khí khác.

    Mẫu chuẩn có nhiều hình dạng, thiết kế khác nhau dùng để đo, kiểm tra chất lượng các kích thước
    Mẫu chuẩn có nhiều hình dạng, thiết kế khác nhau dùng để đo, kiểm tra chất lượng các kích thước

    Bài viết trên đây của THB Việt Nam vừa giải đáp về các loại thước đo trong cơ khí cho bạn. Nếu bạn muốn mua loại thiết bị đo cơ khí này, bạn có thể xem các sản phẩm như thước kẹp, đồng hồ so, thước đo độ dày và căn mẫu tại cửa hàng trực tuyến của chúng tôi tại hoặc liên hệ với số hotline 0904810817 hoặc 0979244335.

    707 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận
    0902 148147

    Hà Nội

    0979 244335

    Hồ Chí Minh

    0

    Danh mục sản phẩm
    Liên hệ
    Chat Facebook Facebook Zalo