Quy trình hiệu chuẩn thước cặp chi tiết, chính xác

Công Ty THB Việt Nam 25/09/2024 726 lượt xem

    Khi đo đạc sẽ không tránh khỏi việc làm rơi thước kẹp hay sai số do không được vệ sinh kỹ. Vậy nên hiệu chuẩn thước cặp là công việc quan trọng cần thực hiện định kỳ để đảm bảo độ chính xác, độ ổn định cho thước. Xem ngay bài viết sau để biết quy trình hiệu chuẩn thước cặp như thế nào?

    Chuẩn bị gì trước khi hiệu chuẩn

    Trước khi bắt đầu kiểm tra và hiệu chuẩn thước kẹp, bạn cần chuẩn bị những thứ sau:

    • Giấy hay khăn mềm lau chuyên dụng, gang tay cao su và dung dịch làm sạch chuyên dụng để làm sạch thước kẹp.
    • Để kiểm tra thước được tốt hơn, có thể chuẩn bị thêm kính lúp.
    • Bộ căn mẫu cấp 1, 2 bao gồm các khối chuẩn với các tiêu chuẩn chiều dài khác nhau.
    • Dưỡng chuẩn dạng vòng (vòng chuẩn trơn) để đánh giá độ chính xác của hàm đo trong.
    • Một panme đo ngoài (tốt nhất là dạng điện tử) để kiểm tra độ song song của hàm đo.
    • Dưỡng trụ đo lỗ để kiểm tra thước đo sâu của thước cặp.
    Chuẩn bị các loại căn mẫu để kiểm tra hàm đo của thước kẹp
    Chuẩn bị các loại căn mẫu để kiểm tra hàm đo của thước kẹp

    Khi hiệu chuẩn bất kỳ thiết bị đo nào, một điều cần chú ý là đảm bảo rằng toàn bộ dải đo của thiết bị, chẳng hạn như 25, 50, 75 và 100%, đã được kiểm tra và xác định rằng chúng đã được hiệu chuẩn. Vì vậy bạn cần chuẩn bị các khối căn mẫu đủ các kích thước trên. Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra phạm vi nhỏ của các dụng cụ đo cơ khí có dải đo ngắn.

    Điều kiện môi trường khi hiệu chuẩn

    Tuân thủ các điều kiện sau để đảm bảo quy trình hiệu chuẩn thước cặp có kết quả chính xác nhất:

    • Nhiệt độ phòng: 10 - 30 ºC.
    • Độ ẩm:  50 ± 15 %RH.
    • Đặt thước cặp, dụng cụ và thiết bị hỗ trợ trong điều kiện hiệu chuẩn trong không ít hơn một giờ.

    Xem thêm: Quy trình hiệu chuẩn thước, đồng hồ đo độ dày đơn giản

    Quy trình hiệu chuẩn thước cặp

    1. Kiểm tra bên ngoài thước kẹp

    Sử dụng kính lúp hoặc mắt thường để kiểm tra xem thước có đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây hay không:

    • Thước cặp cơ khí và thước kẹp đồng hồ: hãy đảm bảo rằng mặt đo của thước không bị xước, han gỉ, lồi lõm hoặc bất kỳ hư hỏng nào khác có thể khiến thước không thể sử dụng được. Thang thước phải có các vạch khắc rõ ràng, đều đặn và vuông góc với mép. Giá trị độ chia cũng như ký hiệu hãng chế tạo phải được ghi rõ trên thân thước.
    • Thước cặp điện tử: tương tự với thước cặp cơ khí và đảm bảo các chữ số trên mặt hiển thị điện tử phải rõ ràng.

    2. Kiểm tra kỹ thuật

    Bước này đòi hỏi phải kiểm tra một số yếu tố kỹ thuật của thước kẹp. Bao gồm các yêu cầu sau:

    • Thước cặp điện tử: phải đảm bảo rằng bộ phận hiển thị kết quả hoạt động bình thường và các chức năng của thước hoạt động tốt.
    • Thước cặp cơ khí, thước kẹp đồng hồ: khung điều chỉnh tế vi và khung trượt phải di chuyển nhẹ nhàng trên toàn bộ phạm vi đo của thước. Khung trượt phải được vít hãm giữ chặt trên thước chính. Khi vít được siết chặt, khe sáng giữa hai mỏ đo vẫn không thay đổi.
    Kiểm tra các mặt đo, vạch chia và số của thước kẹp
    Kiểm tra khung trượt, vít hãm và các phím chức năng của thước

    3. Kiểm tra đo lường

    Cuối cùng là kiểm tra khả năng đo lường của thước kẹp theo trình tự dưới đây:

    a. Kiểm tra vị trí "0":

    Đưa hai mỏ đo ngoài của thước ép sát với nhau về vị trí 0. Nếu là thước kẹp cơ khí hay dùng kính lúp để soi xem 2 vạch của thước chính và du xích có trùng khít với nhau không. Sau đó, cài đặt lại thước ở điểm 0 và kiểm tra độ lặp lại. 

    b. Kiểm tra độ phẳng mặt đo của thước cặp:

    Tốt nhất là sử dụng thước tóc đặt lần lượt theo đường chéo và chiều dài. Sau đó chú ý đến khe sáng giữa thước tóc và mặt đo. Tuy nhiên, một phương pháp đơn giản hơn là đặt hai mỏ đo ngoài sát nhau nhưng không chạm nhau. Quan sát khe sáng giữa hai mỏ sẽ cho bạn thấy những điểm bị cong của hai mỏ kẹp.

    c. Kiểm tra độ song song:

    Kiểm tra mỏ đo ngoài: đặt dưỡng hình trụ tròn giữa hai mỏ đo bắt đầu từ bên trong của mỏ đo, ép sát hai mỏ đo vào dưỡng hình trụ tròn và sau đó đặt 0. Di chuyển thanh dưỡng hình trụ tròn ra dần phía đầu của mỏ đo và xem sự thay đổi giá trị của thước kẹp. Nếu thước kẹp báo giá trị 0 ở mọi điểm, điều đó có nghĩa là hai mặt đo đều song song với nhau. 

    Bằng cách đo kích thước của dưỡng hình trụ tròn tại hai vị trí trở lên tại mỏ đo ngoài của thước cặp, bạn hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp này để kiểm tra độ song song của mỏ đo ngoài với thước cặp đồng hồ và thước kẹp cơ khí.

    Kiểm tra độ song song của mỏ đo trong
    Kiểm tra độ song song của mỏ đo trong

    Xác định độ song song của mỏ đo trong: hãy đặt hai mỏ đo gần nhau rồi siết chặt vít hãm. Sau đó, hãy sử dụng panme đo ngoài để đo kích thước của mỗi mỏ tại từ hai vị trí trở lên theo chiều dài của mỏ. Số đo lớn nhất và nhỏ nhất sẽ được 

    d. Kiểm tra số chỉ của thước:

    Đối với đo ngoài:

    Sử dụng các khối căn mẫu Mitutoyo để kiểm tra các điểm đo tại 25, 50, 75 và 100% trên dải đo của thước. Ví dụ: bạn cần đo các khối căn chuẩn 25mm, 50mm, 75mm và 100mm đối với thước cặp 100mm.

    Bắt đầu kiểm tra bằng cách đặt căn mẫu vào giữa hai mặt đo ngoài của thước. Đo ba điểm dọc theo chiều dài của mặt đo và ghi chỉ số nhỏ nhất và gần nhất của thước cặp với kích thước chuẩn của căn mẫu.

    Kiểm tra khả năng đo ngoài của thước kẹp
    Kiểm tra khả năng đo ngoài của thước kẹp

    Đối với đo trong:

    Để kiểm tra khả năng đo kích thước trong của thước cặp, hãy sử dụng dưỡng chuẩn dạng vòng. Ta cần đo kích thước tại cả hai đầu và cuối của mỏ đo trong. Ghi số chỉ tương ứng với kích thước cần kiểm tra.

    Kiểm tra khả năng đo trong của thước kẹp
    Kiểm tra khả năng đo trong của thước kẹp với dưỡng chuẩn dạng vòng

    Đối với đo sâu:

    Đo kích thước sâu với que đo độ sâu trên thước kẹp bằng cách sử dụng khối căn mẫu, dưỡng trụ đo lỗ được đặt trên bàn map. Ghi lại kích thước cần kiểm tra và chỉ số đo được.

    Kiểm tra khả năng đo sâu của thước cặp
    Kiểm tra khả năng đo sâu của thước cặp

    Cuối cùng để đưa ra kết luận về chất lượng và khả năng sử dụng của thước kẹp, so sánh kết quả đo với kích thước chuẩn và xác định sai lệch của phép đo thực tế với dung sai của thước.

    Tại sao cần hiệu chuẩn thước cặp?

    Theo thời gian, mọi thiết bị đo đạc từ panme, thước kẹp, đồng hồ so hay thước đo độ dày... đều sẽ bị hư hỏng và các bộ phận quan trọng có thể bị chèn ép cơ học. Mặc dù không phải lúc nào cũng có thể loại bỏ được sự sai lệch, nhưng nó có thể được xác định thông qua việc hiệu chuẩn định kỳ, ít nhất là 1 lần trong 1 năm.

    Thước kẹp nên được hiệu chuẩn để đảm bảo rằng những đo lường được thực hiện ở mọi nơi sẽ tương thích với những đo lường được thực hiện ở nơi khác. Kết quả chính xác và đáng tin cậy sẽ được cung cấp cho mọi khâu trong quy trình cũng như sản phẩm cuối cùng. Ngoài ra, việc hiệu chuẩn thước cặp giúp thiết bị tuân thủ pháp luật và vượt qua thanh tra, kiểm tra của cơ quan Nhà nước.

    Vì sao phải hiệu chuẩn thước cặp?
    Vì sao phải hiệu chuẩn thước cặp?
     

    Trên đây là bài viết chia sẻ cho bạn quy trình hiệu chuẩn thước cặp của thbvietnam.com. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được thông tin hữu ích để hiệu chuẩn thước kẹp cũng như các thiết bị đo lường đúng cách. Liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0904810817 hoặc 0979244335 để nhận được tư vấn và hỗ trợ tìm mua các loại thước kẹp cơ khí, thước kẹp đồng hồ hay thước cặp điện tử chất lượng cao, chính hãng với giá tốt nhất!

    726 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận
    0976 606017

    Hà Nội

    0979 492242

    Hồ Chí Minh

    0

    Danh mục sản phẩm
    Liên hệ
    Chat Facebook Facebook Zalo