Quy trình hiệu chuẩn thước, đồng hồ đo độ dày đơn giản
Hiệu chuẩn là hoạt động định kỳ quan trọng giúp giảm thiểu độ lệch của đồng hồ đo độ dày. Hầu hết các thiết bị đều có dấu hiệu bị hư hỏng dần theo thời gian khiến độ ổn định và độ chính xác của chúng giảm đi trông thấy. Do đó, việc hiệu chuẩn đồng hồ đo độ dày rất quan trọng và cần được kiểm tra, thực hiện định kỳ. Sau đây là quy trình hiệu chuẩn thước, đồng hồ đo độ dày đơn giản mà bạn có thể làm tại nhà.
1. Chuẩn bị cho hiệu chuẩn đồng hồ đo độ dày
Trước khi tiến hành hiệu chuẩn, bạn phải chuẩn bị như sau:
- Sử dụng dung dịch (xăng công nghiệp hoặc các dung môi tương tự) để làm sạch thước đo độ dày. Đặc biệt là 2 đầu đo của đồng hồ.
- Đặt mẫu chuẩn và thước đo độ dày trong phòng ở nhiệt độ hiệu chuẩn trong ít nhất một giờ.

2. Kiểm tra bên ngoài thiết bị
Tiếp theo, bạn cần kiểm tra bên ngoài thiết bị theo các yêu cầu dưới đây:
- Bề mặt của thước đo độ dày điện tử hay đồng hồ đo cơ khí không không bị lồi lõm, han rỉ hoặc các kiểu hư hỏng khác có thể gây ảnh hưởng đến tính năng sử dụng của thiết bị.
- Đồng hồ đo độ dày phải ghi rõ ràng các thông tin sau: giá trị độ chia và phạm vi đo, mã model, thương hiệu và tên cơ sở sản xuất.
3. Kiểm tra kỹ thuật của đồng hồ
Các yêu cầu sau đây phải được đáp ứng khi kiểm tra kỹ thuật:
- Đồng hồ đo độ dày phải chuyển động nhẹ nhàng trên toàn bộ phạm vi đo.
- Số và ký hiệu trên dụng cụ đo phải rõ ràng, không bị mờ hoặc mất nét.

Xem thêm: Đồng hồ đo độ dày là gì? Cấu tạo, công dụng và các loại thước đo độ dày
4. Kiểm tra đo lường của thước đo độ dày
Tiếp theo quy trình hiệu chuẩn thước đo độ dày, bạn thực hiện kiểm tra các kết quả đo của thước theo nội dung và trình tự như sau:
Kiểm tra sai số của đồng hồ đo độ dày
Đặt thước đo đo độ dày về "0" bằng nút trên màn hình đối với loại điện tử. Với loại đồng hồ đo độ dày cơ khí thì chỉnh sao cho kim đồng hồ về 0.
Đặt căn mẫu giữa 2 đầu đo và đo độ dày với 10 vị trí theo toàn thang đo của thiết bị. So sánh giá trị thước đo thu được với kích thước của mẫu chuẩn. Mỗi vị trí nên đo ba lần và ghi lại kết quả đo để thống kê và kiểm tra chính xác nhất.

Kiểm tra độ không song song của 2 đầu đo
Đặt căn mẫu theo đường kính của mặt đo tại 4 góc và đọc kết quả. Độ không song song được xác định bằng cách sử dụng hiệu số đọc lớn nhất tương ứng với kích thước của mẫu chuẩn. Tương tự, mỗi vị trí nên đo ba lần và ghi lại kết quả đo để thống kê và kiểm tra chính xác nhất.
Sai lệch (l):
l = mmax – mmin
Trong đó: mmax: kết quả đo lớn nhất trong 4 vị trí
mmin: kết quả đo nhỏ nhất trong 4 vị trí
Xác định sai số khi đo
Sai số ∆ trong hiệu chuẩn đồng hồ đo độ dày với căn mẫu được tính theo công thức:
∆ = Rđ - S
Trong đó: ∆: sai số hay độ lệch
Rđ: kết quả đo trên thước vặn
S: là giá trị của chuẩn (kích thước của mẫu)
5. Xử lý kết quả mới thu được
Sau khi kiểm tra bên ngoài, khả năng đo lường và độ sai lệch của thước đo độ dày, bạn cần xử lý kết quả thu được và kết luận xem thước độ độ dày có đạt tiêu chuẩn hay không. Nếu độ sai lệch không đáng kể và đúng với thông số kỹ thuật ban đầu của hãng đưa ra, bạn có thể tiếp tục sử dụng đồng hồ đo bình thường.
Trên đây là bài viết chia sẻ cho bạn quy trình hiệu chuẩn đồng hồ đo độ dày của thbvietnam.com. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được thông tin hữu ích để hiệu chuẩn thiết bị đo lường đúng cách. Liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0904810817 hoặc 0979244335 để nhận được tư vấn và hỗ trợ tìm mua các loại thước đo độ dày chất lượng cao, chính hãng với giá tốt nhất!
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn