Cách sử dụng và đọc đồng hồ so chi tiết, chính xác

Công Ty THB Việt Nam 12 tháng trước 585 lượt xem

    Nhiều anh em cơ khí có thể sẽ gặp khó khăn khi sử dụng và đọc kết quả đồng hồ so, đặc biệt là những người mới bắt đầu. Thực hiện theo các cách đọc đồng hồ so theo bài viết dưới đây sẽ giúp bạn không quá khó khăn khi sử dụng thiết bị này.

    Tìm hiểu chung về đồng hồ so

    Đồng hồ so là một thiết bị dùng để đo độ không song song, độ đảo hướng của mặt trong, độ thẳng của rãnh, gạt phẳng chi tiết hay đo độ sâu... bằng cách gắn vào đầu đo của thước đo cao hoặc chân đế đồng hồ so.

    Đây là dụng cụ đo cơ khí được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp, xây dựng và cơ khí để kiểm tra độ côn, vuông góc, độ lệch và độ phẳng. Một trong những ưu điểm vượt trội của đồng hồ so là nó có độ nhạy cảm cao, sai số rất thấp và có khả năng đo chính xác với độ chia rất nhỏ thường là 0,01mm đối với đồng hồ so cơ khí hay 0.001mm đối với đồng hồ so điện tử.

    Cấu tạo đồng hồ so chân thẳng
    Cấu tạo đồng hồ so chân thẳng

    Về cơ bản, một đồng hồ so sẽ bao gồm các bộ phận chính là đầu đo, trục đo, ống lót, vỏ ngoài, cơ cấu truyền động. Người ta thường phân loại đồng hồ so thành đồng hồ so cơ khí và đồng hồ so điện tử. Đồng hồ so cơ khí bao gồm 2 loại là đồng hồ so chân thẳng (loại cơ bản nhất) và đồng hồ so chân gập chuyên dùng để đo những góc đo khó, bị hạn chế.

    Trong đó, đồng hồ so điện tử là loại có giá thành cao nhất vì nó mang lại độ chính xác cao hơn cũng như nhiều tính năng tiện lợi. Ví dụ như không cần tính toán kết quả đo, chỉ cần đọc kết quả đo chính xác trên màn hình điện tử. Vì thế, 2 loại này có cách sử dụng giống nhau nhưng chỉ cần lưu ý về cách đọc đồng hồ so cơ khí.

    Để hiểu rõ hơn về cấu tạo, công dụng và các loại đồng hồ so, mời bạn đọc bài viết sau: Đồng hồ so là gì? Cấu tạo, công dụng và các loại đồng hồ so

    Hướng dẫn cách sử dụng đồng hồ so chi tiết

    Bước 1: Gắn đồng hồ so vào vào đầu đo của thước đo cao hoặc đế từ, chân đế gắn đồng hồ so. Để đảm bảo độ chính xác cao nhất bạn cũng có thể đặt vật thể cần đo và đế gá lên bàn map vì các loại bàn thường nhìn có vẻ phẳng nhưng thực chất chưa đạt độ phẳng yêu cầu. Lưu ý, khi gắn đồng hồ so vào đế gá phải vuông góc với bề mặt chuẩn.

    Lưu ý, khi gắn đồng hồ so vào đế gá phải vuông góc với bề mặt chuẩn
    Lưu ý không đồng hồ so lệch nghiêng so với bề mặt chuẩn

    Bước 2: Sau khi xác định mặt phẳng chuẩn, ép nhẹ đầu đo của đồng hồ so xuống để kim đo xoay về bên phải.

    Bước 3: Điều chỉnh hai mặt đồng hồ về 0 để đặt điểm ZERO. Sau đó khóa mặt đồng hồ bằng bộ khóa kèm theo thiết bị.

    Bước 4: Bắt đầu di dụng cụ đo cơ khí này để tiến hành đo kiểm. Khi đo hãy chắc chắn rằng đầu đo phải tiếp xúc với bề mặt vật đo.

    • Để đảm bảo rằng các chi tiết mà nguyên công trước đó đã được làm đủ kích thước bề dày, khi đưa chúng lên máy phay, cần phải gạt phẳng lại. Đồng hồ so đo đang bị lệch 1 mm, như thể hiện trong hình dưới đây.
    Cách sử dụng đông hồ so gạt phẳng chi tiết
    Cách sử dụng đồng hồ so gạt phẳng chi tiết
    • Đồng hồ so cũng có thể được sử dụng để đo chiều sâu của chi tiết. Trong hình, mặt cao nhất của chi tiết máy xuống lỗ trong hình là 25.05mm.
    Sử dụng đồng hồ so để đo chiều sâu của chi tiết
    Sử dụng đồng hồ so để đo chiều sâu của chi tiết

    Lưu ý: Sẽ có sai số nếu đồng hồ lớn là 0, nhưng đồng hồ nhỏ là 1mm.

    Những lưu ý khi sử dụng đồng hồ so

    Khi sử dụng cũng như bảo quản đồng hồ so bạn cần lưu ý những điều sau để đảm bảo dụng cụ đo cơ khí này bền lâu:

    • Không bảo quản và sử dụng thiết bị ở nhiệt độ cao hay quá ẩm thấp.
    • Tuyệt đối không làm rơi đồng hồ xuống mặt cứng
    • Không dùng lực quá mạnh để đo.
    • Không đặt chồng đồng hồ so lên các dụng cụ khác.
    • Để lau sạch đầu đo không nên sử dụng dầu bôi trơn, hãy sử dụng khăn khô hoặc khăn tẩm cồn. 
    • Có khả năng đầu đo di động hoặc dụng cụ bị hư hại nếu kim đồng hồ và bộ đếm vòng lệch quá xa khỏi vị trí điểm dừng. Nếu gặp tình trạng này hoặc các hư hỏng khác bạn không nên tự ý tháo đồng hồ so tự sửa mà nên mang đến nơi bảo hành.

    Xem thêm:  Top 5 đồng hồ so chân gập chất lượng cao - giá rẻ đáng mua

    Cách đọc đồng hồ so đơn giản, chi tiết

    Đối với đồng hồ so điện tử thì sau khi đo xong, bạn chỉ cần ghi lại kết quả đo trên màn hình điện tử. Đối với đồng hồ so cơ bạn đọc kết quả như sau:

    Kim chỉ số vòng trên cây thước nhỏ được sử dụng để đọc phần số nguyên mm. Khi phần kim chỉ 1 vạch có nghĩa là thanh đo phải dịch chuyển 1mm. Kim chỉ ở đồng hồ lớn là đọc kết quả của số thập phân. 

    Đơn giản bạn chỉ cần lấy kết quả của đồng hồ nhỏ cộng với kết quả đồng hồ lớn. Ví dụ: đồng hồ nhỏ có kết quả là 1mm, đồng hồ lớn là 0.27 ta có kết quả đo là: 1 + 0.27 = 1.27mm

    Bạn có thể tham khảo cách sử dụng và đọc kết quả đồng hồ so chi tiết và rất đơn giản trên đây. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với THB Việt Nam qua website: thbvietnam.com hoặc hotline: 0904810817 - 0979244335 để được hỗ trợ khi mua đồng hồ so chính hãng với mức giá tốt nhất.

    585 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận
    0865 466689

    Hà Nội

    0979 492242

    Hồ Chí Minh

    0

    Danh mục sản phẩm
    Liên hệ
    Chat Facebook Facebook Zalo