Các dụng cụ đo độ dày giấy và cách đo độ dày của một tờ giấy

Công Ty THB Việt Nam 12 tháng trước 800 lượt xem

    Độ dày của giấy sẽ quyết định chất lượng và độ bền của các tác phẩm in ấn như sách, bao bì... Việc đo độ dày của một tờ giấy trong các ngành nghề này khác quan trọng, vì thế bạn nên chọn dụng cụ đo độ dày giấy phù hợp. Từ đó có thể giúp bạn chọn loại giấy phù hợp trong số nhiều loại giấy có sẵn.

    Vì sao nên chọn dụng cụ đo độ dày giấy chuyên nghiệp?

    Như đã nói, độ dày của giấy ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng và độ bền các tác phẩm in ấn. Hơn nữa, để đảm bảo độ chính xác cao nhất khi đo chắc chắn cần sử dụng đến thiết bị đo cơ khí chuyên dụng. Công cụ đo được chọn phải đáp ứng các yêu cầu như mang đến độ chính xác cao, khi đo không có bất kỳ lỗi nào. 

    Vì sao nên chọn dụng cụ đo độ dày giấy chuyên nghiệp?
    Vì sao nên chọn dụng cụ đo độ dày giấy chuyên nghiệp?

    Vì vậy khi lựa chọn công cụ đo độ dày giấy có ba yếu tố cần được xem xét: độ chính xác, áp suất phù hợp và trục xoay không quay.

    Các dụng cụ đo độ dày giấy khuyên dùng

    1. Đồng hồ, thước đo độ dày

    Bởi vì mặt đo phẳng và trục chính không quay có thể nói đây là thiết bị đo cơ khí phù hợp nhất để đo chính xác độ dày của 1 tờ giấy. Dải đo của đồng hồ đo độ dày khá hẹp không rộng bằng thước kẹp và panme. Nhưng điều này nhằm đảm bảo sai số nhỏ nhất. Thiết bị này còn được áp dụng nguyên lý của đồng hồ so nên đảm bảo độ nhạy cao cũng như trục không xoay nên không khiến giấy bị hỏng.

    Đồng hồ, thước đo độ dày của giấy
    Đồng hồ, thước đo độ dày của giấy chính xác cao

    Ngoài ra, thước đo này có khả năng đo không chỉ giấy mà còn các tấm kim loại, nhựa, vải, màng mỏng... Có 2 loại thước đo độ dày chính là đồng hồ đo dạng cơ khí và thước đo độ dày điện tử

    2. Panme

    Panme cũng là một dụng cụ hữu ích và có độ chính xác cao hơn thước kẹp để đo độ dày của 1 tờ giấy. Tuy nhiên không phải loại panme nào cũng có thể dùng để đo độ dày giấy. Thiết bị được ưu tiên sử dụng là panme đo ngoài điện tử với dải đo ngắn và độ chia 0.001mm. Ngoài ra, thước panme dùng để đo độ dày của giấy cũng phải bảo đảm trục xoay không quay và có độ chính xác cao.

    Panme với độ chia nhỏ và độ chính xác cao cũng có thể đo độ dày 1 tờ giấy
    Panme với độ chia nhỏ và độ chính xác cao cũng có thể đo độ dày 1 tờ giấy

    3. Thước kẹp 

    Thước cặp cũng là một trong những thiết bị đo được "tin tưởng" khi đo độ dày của giấy. Độ phân giải nhỏ nhất nên chọn là 0.01mm. Vậy nên bạn có thể chọn những loại thước kẹp điện tử đảm bảo độ chính xác là ±0.01mm để đo độ dày của giấy. Có thể thấy là thước kẹp có độ phân giải cao hơn panme điện tử và độ chính xác cũng thấp hơn panme. Vậy nên, nếu yêu cầu đo đạc chính xác không quá cao, bạn có thể lựa chọn thiết bị này.

    Bạn có thể dùng thước kẹp điện tử để đo độ dày của giấy
    Bạn có thể dùng thước kẹp điện tử để đo độ dày của giấy

    4. Máy đo độ dày

    Máy đo độ dày của giấy cũng là 1 dụng cụ chuyên dụng để thực hiện phép đo chính xác này. Máy đo độ dày giấy cũng có thể đo độ dày của các tấm bìa carton, vật liệu dạng tấm phẳng. Thường loại máy này có diện tích tiếp xúc lớn hơn các thiết bị trên, dải đo ngắn và độ phân giải là 0.01mm hay 0.001mm tùy loại.

    Xem thêm: Đồng hồ đo độ dày là gì? Cấu tạo, ứng dụng và các loại thước đo độ dày

    5. Thước lá

    Thước lá hay thước thẳng có độ chia nhỏ cũng có thể sử dụng để đo độ dày của giấy. Tuy nhiên chúng tôi không khuyến khích sử dụng dụng cụ này vì không đảm bảo được độ chính xác khi đo những tờ giấy mỏng.

    Cách đo độ dày của một tờ giấy

    Cách 1: Dùng thước lá, thước kẹp

    Nếu sử dụng thước lá để đo độ dày của giấy, bạn có thể đo bằng cách dùng 1 tập hợp giấy lớn, ép chặt chúng xuống và đo độ dày của tập này. Sau đó lấy độ dày đo được chia cho tổng số tờ giấy. Tuy nhiên chúng tôi không khuyến khích phương pháp này vì độ chính xác rất thấp.

    Bạn cũng có thể làm tương tự như thế với thước kẹp. Cách đo này sẽ có độ tin tưởng cao hơn so với thước lá rất nhiều. Cách đo độ dày của một tờ giấy bằng thước kẹp như sau: Tập hợp 1 vài tờ giấy lại (nếu giấy quá mỏng), sau đó sử dụng ngàm kẹp của thước kẹp chặt tập giấy. Lưu ý không kẹp quá chặt khiến giấy bị rách hay xoắn lại với nhau. Đọc kết quả trên màn hình điện tử và chia cho tổng số tờ giấy.

    Nên sử dụng thước đo độ dày chuyên nghiệp
    Nên sử dụng thước đo độ dày chuyên nghiệp để độ dày của giấy

    Cách 2: Sử dụng thiết bị chuyên dụng

    Sử dụng panme, thước đo độ dày hay máy đo độ dày giấy sẽ có điểm khác nhau. Để đảm bảo đo đúng kỹ thuật, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng khi dùng có trong bộ khi mua máy hoặc tham khảo hướng dẫn qua 2 bài viết sau:

    Ngoài ra, khi đo đạc hãy tránh đè mạnh vào giấy. Đo lường sẽ không chính xác nếu công cụ tác động quá mạnh lên giấy và ngược lại. Đảm bảo rằng các mặt đo tiếp xúc với giấy không bị xoắn. Điều này có thể xảy ra trong trường hợp sử dụng panme cơ khí. Khi một chiếc panme kẹp chặt một vật thể, thường không có trục chính quay. Giấy sẽ bị hỏng khi xoay và xoắn nếu như đo với lực quá manh.

    THB Việt Nam vừa chia sẻ đến bạn đọc các dụng cụ đo đọ dày giấy và các cách đo độ dày của 1 tờ giấy. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có được những thông tin hữu ích cho mình. Nếu cần tìm mua các dụng cụ kể trên, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 0904810817 hoặc 0979244335 hoặc để lại thông tin trên website: thbvietnam.com để được tư vấn miễn phí.

    800 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận
    0902 148147

    Hà Nội

    0979 244335

    Hồ Chí Minh

    0

    Danh mục sản phẩm
    Liên hệ
    Chat Facebook Facebook Zalo