Cách sử dụng đồng hồ, thước đo độ dày và lưu ý khi dùng

Công Ty THB Việt Nam 1 năm trước 373 lượt xem

    Thước đo độ dày là dụng cụ chuyên dụng để đo độ dày vật liệu khác nhau với độ chính xác cao. Dụng cụ hoạt động dựa trên nguyên lý đồng hồ so tương đối phức tạp đối với người mới sử dụng. Xem ngay bài viết sau để biết cách sử dụng đồng hồ đo độ dày, cách động đồng hồ đo và những lưu ý khi dùng.

    Tìm hiểu về cấu tạo của đồng hồ đo độ dày

    Về cơ bản, đồng hồ đo độ dày có các bộ phận chính là: mặt hiển thị kết quả đo, khung thước, tay cầm, đầu đo, cần đẩy, vít hãm đầu đo động. Tùy vào loại điện tử hay cơ khí mà thước đo độ dày sẽ có mặt hiển thị khác nhau.

    Tìm hiểu chi tiết tại: Đồng hồ đo độ dày là gì? Cấu tạo, ứng dụng và các loại thước đo độ dày

    Tìm hiểu về cấu tạo của đồng hồ đo độ dày
    Tìm hiểu về cấu tạo của đồng hồ đo độ dày

    Cách sử dụng thước đo độ dày

    Bước 1: Làm sạch đầu đo, bề mặt cần đo của vật thể và thước đo độ dày trước khi tiến hành đo bằng khăn mềm. Luôn luôn căn chỉnh, hiệu chỉnh đồng hồ về 0 trước khi đo để đảm bảo độ chính xác nhất của kết quả đo. Xem cách hiệu chỉnh tại đây: Quy trình hiệu chuẩn thước, đồng hồ đo độ dày đơn giản

    Hướng dẫn cách sử dụng thước đo độ dày
    Hướng dẫn cách sử dụng thước đo độ dày

    Bước 2: Sau khi đã đảm bảo thước đo được hiệu chuẩn chính xác, ta bắt đầu tiến hành đo như sau:

    1. Tay phải bạn cầm đồng hồ lên ở phần tay cầm (Frame) đồng thời nhấn và giữ cần đẩy (Lever) để đầu đo di động di chuyển lên trên hết cỡ.

    2. Đưa phôi, vật thể cần đo vào họng đo. Sau đó thả nhẹ cần đẩy để 2 đầu đo tiếp xúc với vị trí cần đo. 

    3. Vặn vít hãm để cố định đầu đo động và đọc số liệu trên mặt hiển thị của thước đo độ dày.

    4. Tiếp tục nâng cần đẩy lên và di chuyển để đo các chi tiết hoặc vị trí khác.

    Cách đọc kết quả của đồng hồ đo độ dày

    Đối với thước đo độ dày điện tử thì rất đơn giản, bạn chỉ cần ghi lại kết quả hiển thị trên màn hình LCD. Còn đối với dạng đồng hồ đo độ dày cơ khí có mặt hiển thị là đồng hồ kim có 2 kim đồng hồ là kim nhỏ và kim lớn. Ta đọc giá trị của kim nhỏ trước, sau đó đọc giá trị của kim lớn. Trong đó:

    • Kết quả trên đồng hồ nhỏ là số nguyên, kim nhỏ hiển thị giá trị x mm. Mỗi vạch chia trên mặt đồng hồ nhỏ thường tương ứng với 1mm.
    • Kim lớn hiển thị giá trị 0.xx mm. Mỗi vạch chia trên mặt đồng hồ lớn thường là 0.01mm hoặc 0.001mm tùy theo độ chia của thước. Khi đồng hồ lớn quay được 1 vòng thì kim đồng hồ nhỏ nhích lên 1 vạch.

    Ví dụ: Kim lớn và kim nhỏ lần lượt chỉ giá trị 25 và 1. Ta sẽ có kết quả đo là 1.25mm

    Cách đọc kết quả của đồng hồ đo độ dày
    Cách đọc kết quả của đồng hồ đo độ dày

    Lưu ý khi sử dụng thước đo độ dày

    • Đảm bảo rằng các kim lớn, kim nhỏ và trục đứng không bị khựng hoặc cứng khi đo. 
    • Sau nhiều lần kiểm tra, vị trí dừng của kim lớn và kim nhỏ phải hoàn toàn ổn định và không thay đổi.
    • Các giá trị đã chỉ định có thể thay đổi do nhiệt độ của cơ thể hoặc môi trường làm giãn hoặc co lại các bộ phận của trục đứng, khung sườn. Vì thế nên để dụng cụ đo cơ khí và vật cần đo vào phòng có nhiệt độ ổn định trước 1 - 2 giờ. Khi đo nên đeo găng tay để tránh nhiệt độ làm ảnh hưởng đến kết quả đo.
    • Để điểm tiếp xúc không va đập mạnh vào phôi, bấm giữ cần đẩy nâng nhẹ nhàng và chậm rãi. 

    Trên đây là bài viết chia sẻ mà thbvietnam.com hướng dẫn bạn sử dụng và đọc thước đo độ dày rất đơn giản và dễ thực hiện. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có thể nắm rõ cách dùng đồng hồ đo độ dày. Nếu cần tìm mua các loại thước đo cơ khí chính hãng, giá tốt và bảo hành lâu dài, bạn có thể lưu lại thông tin trên trang web hoặc gọi đến hotline tư vấn: 0904810817 - 0979244335.

    373 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận
    0902 148147

    Hà Nội

    0979 244335

    Hồ Chí Minh

    0

    Danh mục sản phẩm
    Liên hệ
    Chat Facebook Facebook Zalo