Góc giải đáp ý nghĩa các ký hiệu trên ampe kìm chi tiết nhất
Bạn mới bắt đầu sử dụng ampe kìm nhưng chưa hiểu rõ những ký hiệu trên thiết bị đo điện này? THB Việt Nam sẽ giải đáp chi tiết về các ký hiệu trên ampe kìm ở bài viết dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Các ký hiệu trên đồng hồ ampe
Khi tìm hiểu ý nghĩa của các ký hiệu trên ampe kìm? Bạn sẽ cần biết trên thiết bị này có các ký hiệu và ý nghĩa như thế nào?

Dưới đây là những ký hiệu thường có trên đồng hồ ampe kìm:
- Ký hiệu trên gọng hàm kẹp: chỉ thị đồng hồ ampe có thể đo được dòng điện với mức bao nhiêu.
- Biểu tượng True RMS: Biểu tượng này nghĩa là thiết bị có khả năng đo giá trị hiệu thực dụng với kết quả chính xác ngay cả trong môi trường có tín hiệu bị nhiễu.
- Cấp an toàn CAT: cấp an toàn CAT sẽ thể hiện ampe kìm có thể thực hiện đo với từng mức điện áp: CAT II, CAT III, CAT IV.
- Cổng kết nối que đo điện: cổng chân COM (màu đen), cổng đo điện (màu đỏ) khi cần đo điện áp, điện trở, tần số…
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng ampe kìm đo dòng điện, điện áp an toàn
Ý nghĩa các ký hiệu trên ampe kìm trên thang đo điện
Một trong những ký hiệu quan trọng của ampe kìm mà bạn cần biết chính là các thang đo điện. Mỗi thang đo điện áp sẽ có ký hiệu riêng biệt để giúp bạn tránh chọn nhầm khi làm việc. Bạn có thể tham khảo hình bên dưới để biết được ký hiệu của từng thang đo.

Dưới đây là ý nghĩa các ký hiệu của đồng hồ đo ampe:
- Thang đo điện áp xoay chiều (AC)
- Thang đo điện áp xoay chiều, một chiều (AC/DC).
- Thang đo điện áp thấp một chiều milivolt (mV).
- Thang đo điện áp thấp xoay chiều (mV).
- Thang đo điện dung.
- Đo điện trở
- Thang đo liên tục.
- Thang đo nhiệt độ.
- Thang đo DC vi mạch.
- Thang đo tần số.
- Thang đo dòng điện bằng dây mở rộng dải đo.
- Thang đo dòng điện một chiều, xoay chiều.
- Đo dòng điện một chiều và xoay chiều (DC/AC).
- Đo dòng điện một chiều (DC).
- Đo dòng điện xoay chiều (AC).
Trên đây là các ký hiệu trên thang đo điện thường có của một chiếc ampe kìm. Bạn lưu ý với các thang đo có thể thay đổi vị trí như ampe kìm Kyoritsu, ampe kìm Hioki… cũng có một số vị trí giống nhau. Ngoài ra, một số ampe kìm còn có thang đo chung cho một số chức năng đo điện như đo tần số, điện dung, điện trở trên cùng thang đo.
Xem thêm: Ý nghĩa các ký hiệu trên đồng hồ đo điện vạn năng chi tiết
Giải đáp các nút chức năng trên đồng hồ ampe kìm
Trên ampe kìm đo dòng DC, ampe kìm AC/DC hay AC đều sẽ có một số nút chức năng để cài đặt tính năng hoạt động. Khi sử dụng đồng hồ ampe, bạn cũng cần nắm rõ những nút chức năng để thuận tiện khi đo.

Một số nút tính năng thường có như sau:
- Nút Hold: giữ kết quả đo được hiển thị trên màn hình. Chức năng này khá phổ biến và xuất hiện ở nhiều dòng sản phẩm ampe kìm như: Hioki 3280-10F, Kyoritsu 2046R, Kyoritsu 2200R...
- Nút kết nối: với ampe kìm có tính năng kết nối bluetooth hoặc wifi.
- Phím Max/min: hiển thị kết quả đối với giá trình lớn nhất, nhỏ nhất.
- Nút Zero: loại bỏ bù DC khi đo dòng điện một chiều.
- Nút Hz: khi cần đo giá trị tần số.
- Nút Inrush: chức năng đo và tính dòng khởi động.
- Nút °F / °C: chức năng đo nhiệt độ theo đơn vị F hoặc C.
- Nút AC/DC: được dùng khi muốn chọn đo dòng điện một chiều DC hay xoay chiều AC.
- Range (phạm vi): chức năng chuyển đổi chọn thang đo tự động sang thủ công.
- Phím log: ampe kìm có chức năng ghi dữ liệu.
- Nút Filter: dùng cho tính năng bộ lọc thông thấp, loại bỏ nhiễu cho kết quả chính xác.
- Nút biểu tượng đèn: bật/tắt đèn nền màn hình.
ý nghĩa các ký hiệu trên màn hình đồng hồ đo ampe
Tiếp theo, bạn cũng có thể tham khảo thêm những ký hiệu được hiển thị trên màn hình. Nhờ vậy, bạn có thể đọc kết quả đo điện chính xác, đúng cách.

Tương tự như các thang đo, ký hiệu trên màn hình cũng có thể thay đổi tùy theo từng hãng sản xuất. Ngoài ra, mỗi ampe kìm có tính năng khác nhau thì sẽ hiển thị khác, không đầy đủ như giải đáp dưới đây:
- Dòng vào đang hoạt động.
- Chức năng đo nhiệt độ
- Chế độ giữ H đang hoạt động.
- Chế độ đo điện áp V.
- Chế độ đo dòng điện ampe A.
- Ký hiệu của các chức năng đo điện đang làm việc như: điện trở, điện dung, dòng điện, tần số.
- Kết quả đo dạng số.
- Chỉ báo dung lượng pin
- Chỉ báo dung lượng pin yếu.
- Chế đo đo bằng cảm biến.
- Chế độ tín hiệu RF được truyền đến màn hình.
- Chế độ đo thông mạch.
- Màn hình cảnh báo điện áp nguy hiểm.
- Đo bằng đầu dò linh hoạt
- Hiển thị giá trị tối đa, tối thiểu, trung bình.
- Min / Max đang hoạt động
Trên đây là những giải đáp ý nghĩa các ký hiệu trên ampe kìm, THB Việt Nam hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm để sử dụng đúng cách và hiệu quả cao. Chúc bạn thành công!
Sản phẩm liên quan
-
Ampe Kìm Đo Dòng AC/DC Kyoritsu 2009R
2 đánh giá6.250.000₫ -
Ampe Kìm Đo Dòng AC/DC Kyoritsu 2046R
4 đánh giá4.590.000₫ -
Ampe Kìm Đo Dòng AC/DC Kyoritsu 2056R
2 đánh giá4.690.000₫ -
Ampe kìm đo dòng AC Hioki CM3289
5 đánh giáGiá liên hệ -
Ampe kìm Hioki 3280-10F
6 đánh giá1.250.000₫1.375.000₫ -
Ampe kìm đo dòng AC Hioki CM4002
4 đánh giáGiá liên hệ
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn