Ý nghĩa các ký hiệu trên đồng hồ đo điện vạn năng chi tiết
Bạn mới bắt đầu sử dụng đồng hồ vạn năng và chưa hiểu hết các ký hiệu của đồng hồ vạn năng như các nút hay trên màn hình? Khi đó, bạn sẽ rất khó để sử dụng đồng hồ đúng cách. Chính vì vậy, THB Việt Nam sẽ giới thiệu đến bạn những ký hiệu của đồng hồ vạn năng cơ bản. Từ đó, bạn có thể dễ dàng sử dụng thiết bị đo chính xác.
Ký hiệu trên màn hình đồng hồ vạn năng
Trước tiên khi tìm hiểu về ký hiệu đồng hồ vạn năng chính là màn hình. Màn hình không chỉ hiển thị kết quả đo mà còn có nhiều ký hiệu thông tin liên quan đến giá trị đo của đồng hồ vạn năng.
Ý nghĩa ký hiệu trên màn hình đồng hồ vạn năng kim
Trên đồng hồ vạn năng kim sử dụng màn hình chỉ thị kim có dạng hình cung. Trên màn hình chỉ thị kim sẽ có vạch chia kết quả đo và kim chỉ thị. Khi kim dùng lại tại vạch chia bao nhiêu sẽ là kết quả đo điện.
Mỗi thang chỉ thị kim sẽ có ký hiệu chức năng đo điện ở đầu và cuối như đo điện áp, đo dòng, điện trở, tần số… Đa số các đồng hồ vạn năng kim sẽ có những chức năng cơ bản như trên.
Các ký hiệu trên màn hình của đồng hồ vạn năng
Khi tìm hiểu về ý nghĩa các ký hiệu trên đồng hồ đo điện bạn sẽ thấy màn hình của đồng hồ vạn năng điện tử sẽ có nhiều ký hiệu khác nhau. Dưới đây là ý nghĩa của từng ký hiệu trên đồng hồ vạn năng điện tử tại màn hình:
- Biểu tượng của chức năng đang được đo điện, ví dụ như đo điện áp sẽ hiển thị ký hiệu đo điện áp (V).
- Hiển thị kết quả đo theo dạng số.
- Vạch báo dung lượng pin.
- Ký hiệu giá trị đo được là max/min/avg.
- Ký hiệu đơn vị đo là mV hay V hay kV…
Xem thêm: Cấu tạo và sơ đồ nguyên lý làm việc của đồng hồ vạn năng
Các nút chức năng trên đồng hồ đo điện vạn năng
Tiếp theo, bạn có thể tìm hiểu ký hiệu của đồng hồ vạn năng thông qua các nút chức năng. Nhờ đó, bạn sẽ dễ dàng chọn các chế độ làm việc nhanh chóng và thuận tiện.
Thông thường, các nút chức năng sẽ được bố trí ngay dưới màn hình và trên thang đo chọn chức năng đo điện. Khi sử dụng nút chức năng sẽ được hiển thị ký hiệu trên màn hình đồng hồ vạn năng.
Dưới đây là ý nghĩa các ký hiệu trên đồng hồ đo điện với các nút chế độ đo:
- Nút Hold (Ký hiệu chữ H): có chức năng giữ kết quả đo trên màn hình, không chuyển về mặc định để dễ dàng theo dõi kết quả đo.
- Nút Range: chức năng chọn phạm vi đo, chọn vùng cần đo.
- Nút Rel: chức năng cài đặt các giá trị tham chiếu để hỗ trợ so sánh giữa các kết quả đo.
- Nút Max/Min: chức năng hiển thị các giá trị đo lớn nhất hoặc nhỏ nhất.
- Nút biểu tượng đèn: Nút chức năng giúp bật/tắt hoặc tăng sáng cho đèn nền khi cần đọc kết quả đo chính xác hay làm việc tại nơi tối.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các nút chức năng khác được ký ký hiệu trên đồng hồ vạn năng cao cấp với nhiều tính năng làm việc khác nhau. Đa số các loại đồng hồ vom Kyoritsu hay đồng hồ vom Hioki đều có những sản phẩm cao cấp nhiều chức năng làm việc.
Xem thêm: Đồng hồ vạn năng loại nào tốt, đáng mua hiện nay?
Các ký hiệu trên thân đồng hồ vạn năng
Tiếp theo khi tìm hiểu các ký hiệu của đồng hồ vạn năng, bạn sẽ cần biết đến ý nghĩa các ký hiệu trên thang đo đồng hồ vạn năng. Nhờ vậy, bạn có thể chọn được thang đo theo đúng mục đích khi cần kiểm tra và đo điện.
Dưới đây là ký hiệu các chức năng đo điện trên thang đo.
- On/Off: chức năng bật/tắt đồng hồ đo điện.
- Nút V: là ký hiệu đồng hồ vạn năng cho chức năng đo điện áp xoay chiều AC.
- Nút V–: Ký hiệu để chỉ chức năng đo điện áp 1 chiều DC.
- Nút A-: Ký hiệu đo dòng điện một chiều.
- Nút A~: Ký hiệu đo dòng điện xoay chiều.
- Nút Ω: Ký hiệu để chỉ thang đo điện trở.
- Nút kiểm tra điốt (hình trên): chức năng kiểm tra diode.
- Nút kiểm tra điện dung C (hình trên): ký hiệu chỉ chức năng đo tụ điện.
- Nút đo tần số Hz - ))) Ký hiệu để đo tần số.
- Nút đo nhiệt độ C/F: Nút chức năng dùng để đo nhiệt độ.
- Nút đo Millivolts AC: Đây là nút chức năng đo điện áp xoay chiều thấp.
- Nút đo Millivolts DC: Đây là nút chức năng đo điện áp một chiều nhỏ.
- Nút đo Miliampe AC: ký hiệu chỉ chức năng đo dòng điện xoay chiều AC thấp.
Ngoài những ký hiệu trên, mỗi dòng sản phẩm cũng có thể có các nút chức năng riêng biệt. Khi đó, bạn có thể tham khảo tại hướng dẫn sử dụng để dùng đồng hồ đo điện chính xác.
Các ký hiệu cổng kết nối đồng hồ vạn năng
Đồng hồ vạn năng để đo được sẽ cần có các cổng kết nối que đo với vật cần đo. Dưới đây là ký hiệu một số cổng kết nối cơ bản trên đồng hồ đo vạn năng:
- Cổng mA, µA: ký hiệu cổng kết nối với que đo để kiểm tra dòng điện thấp.
- Cổng Common (COM - màu đen): được dùng để kết nối que đo màu đen và tiếp xúc với cực âm của vật cần đo.
- Chân mAVΩ: kết nối với que đo màu đỏ để đo dòng điện, điện áp, điện trở.
- Cổng True RMS: kết nối với que đo màu đo để kiểm tra giá trị hiệu dụng thực cho kết quả chính xác.
- Ký hiệu tiêu chuẩn an toàn như: CAT III 600V chỉ cấp an toàn của đồng hồ giúp xác định thiết bị dùng được trong dân dụng hay công nghiệp.
- Ký hiệu True RMS: Một số đồng hồ đo điện có chức năng này sẽ đo được điện áp giá trị hiệu dụng thực để đảm bảo độ chính xác.
Khi bạn hiểu rõ những ký hiệu của đồng hồ vạn năng sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để sử dụng đúng cách. Nếu bạn đang quan tâm đến các loại đồng hồ vạn năng chính hãng với giá tốt nhất, hãy đặt hàng trực tuyến qua website thbvietnam.com hoặc liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE Hà Nội: 0902 148 147 - TP.HCM: 0979 244 335 để được các chuyên viên tư vấn miễn phí nhé!
Sản phẩm liên quan
-
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009
4 đánh giá1.170.000₫ -
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1109S
4 đánh giá1.330.000₫ -
Đồng hồ vạn năng Fluke 15B+
4 đánh giáHết hàng -
Đồng hồ vạn năng kim Sanwa YX-360TRF
4 đánh giá790.000₫ -
Đồng hồ vạn năng Hioki 3244-60
4 đánh giá720.000₫858.000₫ -
Đồng hồ vạn năng Hioki DT4256
5 đánh giáGiá liên hệ -
Đồng hồ vạn năng Fluke 87-V
2 đánh giá14.600.000₫ -
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1021R
4 đánh giá2.130.000₫
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn