Cách đo đường kính thép vằn, thép tròn chuẩn xác

Công Ty THB Việt Nam 28/11/2024 17 lượt xem

    Anh em đang lo lắng không biết thép của mình có đạt đường kính tiêu chuẩn hay không? Anh em chưa biết cách đo đường kính thép vằn, thép tròn như thế nào chính xác. Kỹ thuật viên đa năng của THB Việt Nam sẽ hướng dẫn đo đường kính thép tròn, vằn chuẩn xác ngay dưới đây. Hãy cùng tham khảo nhé!

    Các dụng cụ đo đường kính thép vằn, thép tròn phổ biến

    Đối với những anh em kỹ thuật cần kiểm tra đường kính phi sắt, thép tròn hay thép gân sẽ cần dùng những thiết bị đo hay quy chuẩn tính toán chính xác. Những dụng cụ có thể đo đường kính thép tròn, thép vằn… chính xác được dùng phổ biến là thước kẹp và panme.

    Thước kẹp

    Thước cặp hay còn gọi thước kẹp là loại thước có thể đo được các thông số như đường kính trong, đường kính ngoài, độ sâu của thép. Các loại thước kẹp thường có dải đo lên tới hơn 500mm, độ chính xác cao.

    Thước kẹp đo đường kính thép tròn chính xác
    Thước kẹp đo đường kính thép tròn chính xác

    Anh em có thể chọn những dòng thước cặp cơ khí giá rẻ, thước kẹp điện tử đo chính xác hay thước kẹp đồng hồ giá tốt. Thước kẹp được nhiều anh em kỹ sư dân dụng, cơ khí cũng như các công ty sản xuất sử dụng nhiều bỏ khả năng đo tốt, dễ sử dụng.

    Khi sử dụng thước kẹp, anh em chú ý nên chọn những sản phẩm chất lượng, độ chính xác cao như Mitutoyo 530-114, Mitutoyo 530-118Insize 1108-150... Các sản phẩm này đều đến từ hãng Mitutoyo của Nhật đã được kiểm chứng bởi người dùng trên thế giới.

    Xem thêm: Top 9 thước kẹp 300mm chính xác, giá rẻ bạn nên sở hữu

    Panme

    Thước panme cũng là một trong những dụng cụ đo được đường kính thép tròn, thép gân dễ dàng, nhanh chóng. Panme được đánh giá có khả năng đo chính xác hơn so với thước kẹp. Tuy nhiên, anh em lưu ý panme chỉ thích hợp để đo đường kính trên các thép nhỏ dưới 100mm thôi nhé.

    Dụng cụ panme thường được dùng nhiều cho các công việc cần giám sát độ chính xác của các sản phẩm. Do vậy, thước panme thường có mặt tại khâu kiểm tra chất lượng thép, quản lý sản phẩm… Hiện nay cũng có nhiều loại panme khác nhau như panme đo ngoài để đo đường kính thép, panme đo trong…

    Panme đo thép đường kính cực nhỏ
    Panme đo thép đường kính cực nhỏ

    Tùy thuộc vào nhu cầu đo đạc như đường kính trong hay ngoài, anh em có thể chọn được thiết bị kiểm tra phù hợp. Bên cạnh đó, anh em cũng lưu ý nên chọn những loại chất lượng như panme Mitutoyo bởi đây là thương hiệu uy tín toàn cầu.

    Tiếp theo, sau khi chọn được loại dụng cụ đo đường kính thép phù hợp, anh em có thể tham khảo hướng dẫn cách đo đường kính thép tròn, vằn đơn giản ngay dưới đây nhé. Đồng thời, kỹ thuật viên của THB Việt Nam còn hướng dẫn cách đo đường kính phi sắt bằng tính toán nhé.

    Cách đo đường kính thép gân, thép tròn, phi sắt

    Trên thị trường hiện nay đang có rất nhiều loại thép khác nhau nên sẽ có các cách đo phi sắt khác nhau. Nổi bật nhất trong đó là những cách đo đường kính thép gân, thép tròn và ống sắt tròn.

    Cách đo đường kính thép vằn

    Thép vằn (hay còn gọi thép gân) là những thanh thép tròn có bề mặt gồ ghề lên xuống không đều nhau. Khi đó, cách đo đường kính thép gân tốt nhất chính là đo tại mặt phẳng giữa các gân anh em nhé.

    Cách đo đường kính thép vằn bằng thước kẹp
    Cách đo đường kính thép tròn bằng thước kẹp

    Trong khi đó, những thanh thép tròn trơn sẽ dễ dàng đo được đường kính. Anh em chỉ cần dùng thước kẹp hoặc panme kẹp vào bề mặt thép và đọc kết quả là được.

    Các bước đo đường kính với thước kẹp như sau:

    • Bước 1: Mở hàm kẹp đến hai bên của thép, đặt vào nơi mặt phẳng trên bề mặt.
    • Bước 2: Đẩy hàm kẹp tiếp xúc trực tiếp với bề mặt thép, khóa vít giữ lại. 
    • Bước 3: Đọc kết quả trên màn hình. Đối với anh em dùng thước cơ khí sẽ cần biết cách đọc kết quả. 

    Với những anh em dùng panme cũng sẽ thực hiện với các bước đơn giản như sau:

    • Bước 1: Xoay chốt để mở hai đầu kẹp.
    • Bước 2: Đặt thanh thép vằn vào giữa
    • Bước 3: Đọc kết quả trên thước.

    Với cách đo đường kính thép vằn dễ thực hiện, anh em có thể dùng thước kẹp hay panme để tiến hành kiểm tra được đường kính ngoài của thép. Lưu ý, nếu đường kính thước lớn nên dùng thước kẹp hoặc sử dụng công thức tính toán đường kính.

    Xem thêm: Cách sử dụng, đo và đọc thước kẹp cơ khí chi tiết

    Các đo phi ống sắt, thép tròn

    Ngoài các loại thép đặc tròn trơn, thép gân còn có loại thép ống tròn có đường kính rất lớn mà thước kẹp hay panme không thể đo được. Khi đó, anh em có thể áp dụng cách đo phi sắt bằng công thức tính toán.

    Đây là công thức được áp dụng trong kiểm tra tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1651 - 1985. Khi đó, anh em kỹ sư có thể kiểm tra được đường kính thép tròn, phi sắt nhanh chóng và dễ dàng. Đầu tiên, là các đại lượng cần tính toán.

    Đường kính D: được biết đến là đường kính danh nghĩa của thép có bề mặt cắt ngang bằng nhau.

    F: Diện tích mặt cắt ngang của thép vằn, đơn vị cm2.

    Như vậy, anh em kỹ sư cần biết thêm công thức tính F:

    F = Q / 7.85 x L

    Giải nghĩa

    Q: là khối lượng thép văn, đơn vị g.

    L: chiều dài của thép, đơn vị cm.

    7,85: là khối lượng riêng của thép tính bằng g/cm3

    Sau khi xác định các chỉ số, anh em có thể tham khảo cách đo đường kính thép vằn theo 2 cách dưới đây.

    Cách 2: Áp dụng công thức tính đường kính thép

    D= √4F/3,14.

    Trên đây là tổng hợp cách đo đường kính thép vằn, gân, tròn trơn đơn giản dễ thực hiện với thước kẹp hay áp dụng công thức. Mình hy vọng bài viết sẽ giúp anh em dễ dàng kiểm tra để phục vụ tốt cho công việc.

    17 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận
    0902 148147

    Hà Nội

    0979 244335

    Hồ Chí Minh

    0

    Danh mục sản phẩm
    Liên hệ
    Chat Facebook Facebook Zalo