Các loại que đo đồng hồ vạn năng và cách cắm chi tiết
Que đo đồng hồ vạn năng là một trong những phụ kiện không thể thiếu đi cùng với đồng hồ vạn năng hoặc ampe kìm để đo điện. Vậy que đo đồng hồ vạn năng có đặc điểm gì? Bạn hãy cùng tìm hiểu về cách loại que đo, công dụng và cách sử dụng dưới đây nhé!
Tìm hiểu về que đo đồng hồ vạn năng
Khi bạn dùng hoặc mua đồng hồ vạn năng sẽ luôn thấy có hai dây que đo diện với hai màu đỏ và đen đi kèm. Que đo đồng hồ vạn năng còn được gọi là dây đo điện, đầu đo điện có chức năng chính là kết nối với đồng hồ vạn năng để thực hiện đo điện trên các thiết bị, mạch điện hay linh kiện điện tử.
Do vậy, que đo điện chính là dây kết nối để thực hiện đo điện trên đồng hồ vạn năng. Ngoài ra, đa số các ampe kìm hiện nay cùng đều được trang bị que đo điện đi kèm.

Que đo điện đồng hồ vạn năng được thiết kế chắc chắn với đầu đo kim loại cùng jack cắm kết nối. Thông thường, các que đo điện đều có khả năng chịu được mức điện áp và dòng điện khác nhau như 1000v / 20A.
Dây có chiều dài khoảng 1m được làm chắc chắn với vỏ bọc cách điện. Đầu que đo sẽ thường được làm từ chất liệu đồng để nâng cao khả năng tiếp điện với vật cần đo. Đầu đo cũng được trang bị núm chụp để bảo vệ tốt nhất.
Xem thêm: Đồng hồ vạn năng là gì? Công dụng, các loại đồng hồ vạn năng phổ biến
Phân loại que đo đồng vạn năng
Trên thị trường hiện nay đang có hai dòng que đo đồng hồ chính xác là loại thường và loại siêu nhọn hoặc phân loại theo hãng sản xuất. Mỗi dây đo điện sẽ thích hợp cho từng vị trí đo.
Phân loại theo cấu tạo
- Que đo đồng hồ vạn năng thông dụng: là loại phổ biến được dùng để phục vụ cho các công việc kiểm tra khác nhau.
- Que đo đồng hồ vạn năng nhọn (siêu nhọn): là loại có phần đầu đỏ siêu nhọn, mảnh thích hợp đo tại những vị trí cực nhỏ như bảng mạch điện tử.

Phân loại theo hãng sản xuất
Mỗi hàng sản xuất như đồng hồ Hioki, đồng hồ vạn năng Kyoritsu hay đồng hồ Fluke… đều cung cấp các loại que đo điện khác nhau. Ngay khi bạn mua đồng hồ vạn năng sẽ có bộ đôi que đo đi kèm.
Cấu tạo que đo điện
Khi tìm hiểu về que đo điện đồng hồ vạn năng, bạn cũng cần có thêm thông tin về đặc điểm cũng như cấu tạo của que đo như thế nào? Que đo đồng hồ vạn năng có cấu tạo rất đơn giản với 3 bộ phận chính như sau:
- Đầu jack bắp chuối (chân đo): Đây là phân sẽ được kết nối với chân trên đồng hồ vom hoặc ampe kìm.
- Đầu dò (đầu đo): chính là phần có kim nhọn được đặt tiếp xúc với những nơi cần đo như hai đầu linh kiện, ổ điện.
- Dây đo: là phần dây giữa hai đầu có nhiệm vụ truyền tải tín hiệu về đồng hồ đo.

Hiện nay, theo quy ước quốc tế thì que đo điện màu đỏ với hai đầu sẽ là cực dương, trong khi đó que đo màu đen sẽ là cực âm. Hai đầu đo đóng vai trò quan trọng để đảm bảo độ chính xác khi đo.
Xem thêm: Cấu tạo và sơ đồ nguyên lý làm việc của đồng hồ vạn năng
Công dụng que đo đồng hồ vạn năng
Như đã đề cập ở trên, các que đo đồng hồ có chức năng chính là kết nối giữa đồng hồ đo điện với thiết bị hay mạch điện cần đo. Từ đó, dây sẽ cung cấp tín hiệu tới đồng hồ để phân tích và chuyển thành kết quả hiển thị trên màn hình.

Ví dụ khi bạn dùng đồng hồ Hioki DT4256 để đo điện áp sẽ cần kết nối hai que đo với đồng hồ và tiến hành đo ổ điện. Như vậy, que đo sẽ hỗ trợ đo điện áp. Tương tự như vậy, từng sản phẩm đồng hồ đo vom có những chức năng nào thì que đo đều có khả năng đo điện như đo dòng, đo điện áp, đo tụ…
Trên một số ampe kìm như ampe kìm Hioki, ampe kìm Kyoritsu… được trang bị các chức năng đo điện áp, điện trở, tụ điện… sẽ cần dùng đến que đo điện. Tóm lại bạn có thể thấy que đo đồng hồ vạn năng là phụ kiện không thể thiếu cho các đồng hồ đo.
Cách cắm que đo điện với đồng hồ vạn năng
Tiếp theo khi tìm hiểu tổng quan về que đo đồng hồ, bạn cũng cần biết được cách kết nối khi sử dụng để đảm bảo độ chính xác cao. Bạn hãy cùng tham khảo cách cắm như thế nào để đúng ký thuật nhé.
Các cổng kết nối trên đồng hồ vạn năng
- Cổng common (COM - ký hiệu màu đen): được dùng để cắm que đo màu đen tương ứng với cực âm của vật cần đo.
- Cổng 10A: cổng kết nối que màu đỏ được dùng để đo dòng dưới 10A tương ứng với cực dương.
- Cổng mA, µA: là cổng được dùng để cắm que màu đỏ khi cần kiểm tra dòng điện thấp.
- Cổng kết nối mAVΩ: được kết nối với que màu đỏ khi đo những đại lượng như dòng điện, điện áp hay điện trở.
Cách kết nối que đo đồng hồ vạn năng
Bước 1: Bạn kết nối que đo màu đen với chân COM.
Bước 2: Bạn xác định loại điện và mức cần đo để chọn được loại chân nào phù hợp.

Ví dụ: Nếu bạn muốn đo dòng điện 10A chỉ cần cắm chân đo vào mức 10A. Sau đó, bạn chọn thang đo 10A rồi lấy hai đầu que tiếp xúc với thiết bị hoặc mạch cần đo.
Những thông tin chung về que đo đồng hồ vạn năng hy vọng sẽ giúp bạn có những hiểu biết và sử dụng hiệu quả chính xác. Bạn muốn có thêm thông tin hay đặt mua thiết bị đo điện hãy gọi ngay đến Hotline Hà Nội: 0904.810.817 - Hồ Chí Minh: 0979.244.335 hoặc truy cập website Thbvietnam.com để được tư vấn nhanh nhất.
Sản phẩm liên quan
-
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1109S
4 đánh giá1.330.000₫ -
Đồng hồ vạn năng chỉ thị kim Sanwa YX-361TR
2 đánh giá1.790.000₫ -
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1052
2 đánh giá9.270.000₫ -
Đồng hồ vạn năng Fluke 15B+
4 đánh giáHết hàng -
Đồng hồ vạn năng Fluke 17B+
4 đánh giáHết hàng -
Đồng hồ vạn năng Hioki DT4256
5 đánh giáGiá liên hệ -
Đồng hồ vạn năng Hioki DT4254
2 đánh giáGiá liên hệ
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn