Chổi than máy mài cầm tay - Công dụng và cách thay thế
Những dòng máy mài dùng động cơ chổi than cần luôn chú ý thay linh kiện chổi than theo đúng định kỳ để tránh hỏng hóc. Vậy chổi than máy mài là gì? THB Việt Nam sẽ hướng dẫn cho bạn cách thay chổi than máy mài nhanh, chính xác ngay dưới đây.
Chổi than máy mài là gì?
Chổi than được biết đến là linh kiện phổ biến dùng trong động cơ chổi than của nhiều loại máy móc như máy mài, máy cắt, máy khoan. Chổi than máy mài cũng có cấu tạo rất đơn giản với phần đầu có kích thước nhỏ làm từ chất liệu carbon. Phần đuôi sẽ có sợ dây nguồn để kết nối với dây nguồn cung cấp năng lượng điện.
Chổi than có mặt chủ yếu trên dòng máy mài góc dùng điện. Tuy nhiên, một số dòng máy mài dùng pin hiện nay cũng đang sử dụng động cơ chổi than.
Công dụng của chổi than
Công dụng của chổi than máy mài cầm tay chính là kết nối điện giữa động cơ và bộ truyền động. Khi máy khởi động, nguồn điện sẽ được cấp vào và đi đến dây nguồn và truyền sang chổi than. Lúc này chổi than sẽ đánh lửa khiến cho động cơ quay làm bộ truyền động và trục máy mài cũng quay theo. Chính vì vậy, chổi than máy mài luôn đóng vai trò quan trọng để cấp nguồn điện cho động cơ hoạt động.
Hiện nay, chổi than sẽ có nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào từng thiết kế để sử dụng dòng chổi than phù hợp. Tuy nhiên, do các sản phẩm máy mài của các hãng đều có thiết kế tương đồng nhau nên đa số chổi than của các loại máy mài Bosch hay Makita, Dewalt cũng mang kiểu dáng tương tự nhau.
Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng máy mài cầm tay an toàn, đúng kỹ thuật
Phân loại chổi than
Tiếp theo, bạn có thể tìm hiểu phân loại chổi than máy mài theo cấu trúc hoặc cơ chế làm việc. Đồng thời, đây cũng là các loại chổi than máy cắt cầm tay thường được sử dụng phổ biến hiện nay.
Phân loại theo thiết kế
- Chổi than đơn: có cấu tạo với một miếng chổi than.
- Chổi than đôi (kép): là loại có hai chổi than đôi được ghép bởi dây cáp hoặc đầu kết nối.
- Chổi than sandwich: có từ 2 miếng than có cùng hoặc khác chất liệu trở nên được kết nối cứng với nhau và dùng như 1 chổi than.
- Chổi than tách: cũng từ 2 trở lên di chuyển tương ứng hoặc như 1 chổi than không được gắn lại theo chiều dày.
Phân loại chổi than theo cơ chế làm việc
Chổi than thường
Chổi than thường là linh kiện được thiết kế không có dấu chấm ở trên đầu. Do vậy, khi hết than, cuộn dây than sẽ cuốn vào cổ bóp làm cho máy không hoạt động được dẫn đến hư hỏng, cháy máy. Do vậy, người dùng cần kiểm tra và thay than theo đúng định kỳ.
Chổi than tự động
Đây là dòng chổi than được thiết kế với dấu chấm trên đầu với cấu tạo lò xo và lá đồng bên trong. Khi hết than, dây lò xo sẽ tự động đẩy lá đồng ra để tách chổi than và cổ bóp để máy không được cấp điện và ngừng làm việc. Chổi than tự động được đánh giá giúp cho máy mài có độ bền cao hơn.
Cách thay chổi than máy mài
Tiếp theo, khi bạn kiểm tra định kỳ máy và phát hiện chổi than đã bị mòn gần hết, bạn sẽ cần tiến hành thay thế mới. Điều này sẽ đảm bảo máy mài hoạt động ổn định, không bị dừng khi hết chổi than.
Chuẩn bị chổi than
Trước khi tiến hành thay than, bạn cần chuẩn bị loại chổi than có kích thước phù hợp với máy. Bạn nên chọn chổi than mới giống như loại cũ để đảm bảo lắp được vào trong và máy chạy tốt.
Ngoài ra, bạn cũng nên chọn những loại chổi than chất lượng và chính hãng. Hiện nay, các hãng cũng sản xuất linh kiện máy mài đi kèm như chổi than máy mài Makita, chổi than máy mài Bosch… Tại THB Việt Nam đều có bán chổi than chính hãng cho các dòng máy mài Bosch, Makita, Dewalt…
Xem thêm: Hướng dẫn cách sửa máy mài cầm tay chi tiết, dễ thực hiện
Cách thay chổi than máy mài
Cách thay chổi than máy mài sẽ tương tự nhau giữa các hãng như Makita, Bosch. Dưới đây sẽ là các bước thay chổi than máy mài đơn giản.
Bước 1: Mở vị trí chổi than
Tùy thuộc vào từng máy mài sẽ có vị trí chổi than khác nhau như bên trong máy hay ngay trên thân máy. Những dòng máy cũ sẽ thường đặt chổi than bên trong nên sẽ phải mở cả vỏ máy.
Đối với các dòng mới hiện nay, vị trí chổi than đã được cải tiến khi được lắp ngay trên thân máy. Bạn chỉ cần dùng tua vít để mở nắp đậy chổi than rất tiện lợi, tiết kiệm thời gian.
Bước 2: Tháo chổi than cũ
Bạn có thể dùng đầu tua vít để ấn nhẹ vào jack cắm để rút chổi than ra ngoài dễ dàng. Lưu ý, bạn nên thay đồng bộ cả hai bên chổi than để đảm bảo chổi than tiếp xúc với động cơ được đồng đều giúp máy chạy trơn tru và ổn định.
Bước 3: Lắp chổi than mới
Bạn cho chổi than vào rồi gài jack cắm dây đồng. Bạn nên gài dây đồng ở bên ngoài để tránh bị cuốn vào lò xo.
Trên đây là những thông tin về chổi than máy mài hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích. Từ đó, bạn có thể sử dụng cũng như thay thế chổi than máy mài đúng cách đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả.
Sản phẩm liên quan
-
Máy mài góc Bosch GWS 13-125 CI
2 đánh giáGiá liên hệ -
Máy mài góc nhỏ Bosch GWS 900-125 S
2 đánh giá1.450.000₫ -
Máy mài góc Makita GA4030R 720W
2 đánh giá1.263.000₫ -
Máy mài góc Makita 9556HB 840W
2 đánh giá1.386.000₫ -
Máy mài góc Bosch GWS 9-100 P
2 đánh giá1.590.000₫ -
Máy mài góc DeWalt DW830-B1
2 đánh giá1.960.000₫
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn