Quy trình kiểm tra nồng độ cồn của CSGT diễn ra thế nào?

Công Ty THB Việt Nam 8 tháng trước 712 lượt xem

    Pháp luật hiện hành yêu cầu người tham gia giao thông không được có mức cồn trong hơi thở và máu vượt quá ngưỡng quy định. Nồng độ cồn trong hơi thở được cho phép là bao nhiêu? Quy trình kiểm tra nồng độ cồn csgt được thực hiện như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

    Căn cứ pháp lý để CSGT kiểm tra nông độ cồn

    Các căn cứ pháp lý hiện nay để CSGT cũng như người tham gia giao thông phải tuân thủ về mức độ cồn gồm các nội dung chính sau:

    • Luật giao thông đường bộ 2008
    • Nghị định 100/2019/NĐ-CP
    • Thông tư 65/2020/TT-BCA
    Căn cứ pháp lý để CSGT kiểm tra nông độ cồn
    Căn cứ pháp lý để CSGT kiểm tra nông độ cồn

    Theo đó, Luật giao thông đường bộ 2008 đã quy định rõ ràng các hành vi bị cấm khi tham gia giao thông, bao gồm cấm các hành vi điều khiển phương tiện có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở cao quá mức cho phép. Ngoài ra, vào ngày 30/12/2019, nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ đã đưa ra các quy định cụ thể về cách xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến giao thông đường bộ và đường sắt.

    Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình của Cảnh sát giao thông đối với việc tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ.

    Do đó, các quy trình kiểm tra nồng độ cồn của CSGT cũng tuân theo các quy định này.

    Khi nào CSGT được kiểm tra nồng độ cồn?

    Cảnh sát giao thông có thể yêu cầu người lái xe dừng xe để kiểm tra và kiểm tra trong các trường hợp sau đây (theo Điều 16 của Thông tư 65/2020/TT-BCA):

    - Thực hiện các mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được phê duyệt.

    - Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra và các cơ quan chức năng liên quan đã đưa ra văn bản đề nghị về dừng phương tiện để bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các vi phạm khác.

    - Báo cáo, phản ánh, đề xuất và tố cáo của tổ chức hoặc cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện.

    - Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề kiểm tra nồng độ cồn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    CSGT thường kiểm tra nồng độ cồn theo chuyên đề
    CSGT thường kiểm tra nồng độ cồn theo chuyên đề

    Ngoài ra, theo điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư 65/2020/TT-BCA đã quy định rằng cảnh sát giao thông hoàn toàn có quyền kiểm tra và giám sát việc tuân thủ các quy định về giao thông đường bộ và pháp luật liên quan của người và phương tiện tham gia giao thông để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm.

    Vì vậy, trong trường hợp không có văn bản chỉ định trước đó, CSGT vẫn có quyền yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe và kiểm tra nồng độ cồn. Nhưng CSGT thường kiểm tra nồng độ cồn theo chuyên đề. Máy đo nồng độ cồn trong hơi thở là công cụ phổ biến nhất để CSGT kiểm tra liệu người tham gia giao thông có uống rượu bia hay không. Đó là lý do tại sao hiện nay có rất nhiều người mua máy thổi nồng độ cồn để kiểm tra hơi thở của mình trước khi tham gia giao thông, giúp xác định cũng như đảm bảo rằng nồng độ cồn của họ không vượt quá mức cho phép. 

    Quy trình kiểm tra nồng độ cồn của CSGT

    Quy trình kiểm tra nồng độ cồn sẽ thực hiện như sau:

    1. Chiến sĩ CSGT sẽ thông báo cho người điều khiển phương tiện về việc tổ chức kiểm tra nồng độ cồn sau khi dừng xe. 

    2. Hiện tại, việc đo nồng độ cồn được thực hiện theo hai bước: đo định tính trước khi đo định lượng. Sau khi chào người dân bằng điều lệnh, theo yêu cầu của CSGT, người điều khiển xe phải thổi vào ống thổi (đối với máy dùng ống thổi) hoặc vào điểm nhận mẫu (đối với máy không cần dùng ống thổi) của máy đo cầm tay để xác định trong hơi thở có nồng độ cồn hay không. Đây là bước định tính, vì những người uống siro, sử dụng thuốc đau răng và ăn hoa quả cũng có khả năng có cồn trong hơi thở.

    3. Nếu đo định tính xác định có cồn thì người điều khiển phương tiện sẽ phải tiếp tục thổi vào ống đo nồng độ cồn để xác định mức cồn trong hơi thở nếu phát hiện ra vi phạm (định lượng).

    Lưu ý, sau mỗi lần kiểm tra nồng độ cồn 1 người, CSGT phải thay ống thổi để tránh lây lan bệnh truyền nhiễm.

    Quy trình kiểm ta nồng độ cồn của CSGT hiện nay
    Quy trình kiểm ta nồng độ cồn của CSGT hiện nay

    Cảnh sát giao thông phải đảm bảo không xử lý sai quy định bằng cách thực hiện các hoạt động trên công khai, minh bạch.

    Ngoài ra, theo Thông tư 67/2019/TT-BCA, người dân có thể yêu cầu các chiến sĩ hoặc cán bộ giải thích xem tem kiểm định được dán trên máy, số sê-ri và giấy kiểm định còn hiệu lực hay không nếu họ không biết về máy đo nồng độ cồn. Đồng thời, sau mỗi lần kiểm tra nồng độ cồn, người dân có thể xem thông tin trên máy để biết họ có vi phạm hay không. Các nội dung này, cũng như các quy định dân chủ hỗ trợ trật tự an toàn giao thông, đều được công khai với mọi người.

    Xem thêm: Kiểm tra tem kiểm định máy đo nồng độ cồn để biết máy có đạt tiêu chuẩn
    Hy vọng bài viết này của Thbvietnam.com đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình kiểm tra nồng độ cồn của CSGT, mức độ cồn được cho phép trong hơi thở và máu. Gọi ngay đến hotline 0904 810 817 ở Hà Nội và 0979 244 335 ở Hồ Chí Minh để nhận được tư vấn chuyên sâu và báo giá chi tiết nhất về các sản phẩm máy đo nồng độ cồn chính hãng. 

    712 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận
    0902 148147

    Hà Nội

    0979 244335

    Hồ Chí Minh

    0

    Danh mục sản phẩm
    Liên hệ
    Chat Facebook Facebook Zalo