Kính hiển vi là gì? Giá bao nhiêu? Các loại kính hiển vi phổ biến
Khi tiến bộ khoa học và công nghệ ngày càng phát triển, con người luôn tìm cách để khám phá những chi tiết nhỏ trong thế giới xung quanh chúng ta. Một trong những công cụ quan trọng trong việc này chính là kính hiển vi. Vậy kính hiển vi là gì? Tìm hiểu ngay với chúng tôi qua bài viết sau nhé!
Kính hiển vi là gì?
Trước khi tìm hiểu chi tiết, bạn sẽ cần biết kính hiển vi là gì? Câu trả lời đơn giản như sau: Kính hiển vi được biết đến thiết bị quang học được dùng để quan sát những vật thể nhỏ hoặc chi tiết bị khó quan sát bằng mắt thường.
Kính hiển vi có khả năng phóng đạt lên gấp hàng chục đến hàng trăm nghìn lần giúp quan sát rõ nét những chi tiết cực nhỏ. Bởi vậy, kính hiển vi được dùng nhiều trong các lĩnh vực như nghiên cứu, y học, sản xuất...
Kính hiển vi có nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào cấu tạo và nguồn sáng. Trong đó kính hiển vi quang học và kính hiển vi điện tử là hai dòng sản phẩm phổ biến nhất hiện nay. Bạn cũng nên biết kính hiển vi quang học là gì? Kính hiển vi điện tử là gì?
- Kính hiển vi quang học là loại kính hiển vi sử dụng ánh sáng thị giác và thấu kính thủy tinh để thực hiện quan sát phóng đại các vật thể. Ánh sáng từ nguồn chiếu qua mẫu được điều chỉnh thông qua các ống kính và tập trung trên bề mặt của ống kính đại. Sau đó, hình ảnh tạo ra được thu nhận bởi ống kính mắt và truyền vào mắt người quan sát.
- Trong khi đó, kính hiển vi điện tử là dòng kính sử dụng những chùm electron kết hợp độ phóng đại cao để quan sát vật thể cực nhỏ. Đây cũng là dòng kính có thể quan sáng những nguyên tử có trên vật.
Kính hiển vi có nhiều hình dạng, kích cỡ khác nhau và được ứng dụng rộng rãi trong trường học, các ngành nghiên cứu và sản xuất, bệnh viện... Sau khi tìm hiểu về kính hiển vi là gì? Bạn cũng cần biết đến những công dụng và các loại kính hiển vi quang học hiện nay.
Công dụng của kính hiển vi
Sau khi tìm hiểu về kính hiển vi là gì? Bạn cũng cần biết kính hiển vi để làm gì? Hay những công dụng của kính hiển vi. Từ đó, bạn cũng có thể lựa chọn loại kính hiển vi phù hợp cho từng công việc.
Công dụng của kính hiển vi là dùng trong khoa học và sinh học, cho phép quan sát và nghiên cứu các cấu trúc vi mô như tế bào, vi khuẩn và tế bào mô. Bằng cách tạo ra hình ảnh phóng đại, kính hiển vi giúp khám phá những chi tiết tối nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Kính còn được sử dụng trong giáo dục, công nghiệp, y học để chẩn đoán bệnh, kiểm tra chất lượng sản phẩm, nghiên cứu vật liệu và giúp học sinh, sinh viên hiểu sâu hơn về thế giới vi mô. Ngoài ra, khi tìm hiểu về công dụng kính hiển vi cũng như kính hiển vi quang học dùng để làm gì? Bạn có thể tham khảo những công dụng khác ở dưới đây:
- Sản xuất và kiểm tra chất lượng: kính được dùng trong các nhà máy sản xuất điện tử, ô tô, thực phẩm...
- Ứng dụng nghiên cứu và phát triển: sử dụng tại các phòng thí nghiệm, nghiên cứu để phát triển những sản phẩm mới, vật liệu mới.
- Ứng dụng trong sửa chữa: Kính được dùng trong quy trình sửa chữa các thiết bị máy móc, bảng mạch điện tử...
Xem thêm: 5 Kính hiển vi sửa điện thoại chuyên dùng cho thợ kỹ thuật
Các loại kính hiển vi phổ biến hiện nay
Hiện nay có rất nhiều loại kính hiển vi khác nhau về thiết kế, cấu tạo, nguyên lý hoạt động để phù hợp cho từng yêu cầu quan sát mẫu vật. Các loại kính hiển vi phổ biến có nhiều loại như kính hiển vi quang học, kính hiển vi điện tử hay kính hiển vi quét đầu dò.
Bạn có thể tham khảo các loại kính hiển vi phổ biến hiện nay ngay dưới đây:
Các loại kính hiển vi quang học
- Kính hiển vi ánh sáng truyền qua.
- Kính hiển vi soi nổi.
- Kính hiển vi phân cực.
- Kính hiển vi huỳnh quang.
Các loại kính hiển vi dạng điện tử
Kính hiển vi điện tử cũng có hai loại chính sử dụng chùm tia điển tử để phóng to vật. Hai loại kính hiển vi điện tử gồm có:
- Kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM).
- Kính hiển vi điện tử quét (STEM).
Kính hiển vi đầu dò quét
Đây là dòng kính có hai loại chính quét trên bề mặt mẫu vật để đo và xác định tính chất bề mặt của vật thể. Kính hiển vi đầu dò quét bao gồm:
- Kính hiển vi lực nguyên tử (AFM).
- Kính hiển vi quang học quét trường gần (SNOM).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm các lọai kính hiển vi khác như kính hiển vi tia X hay kính hiển vi siêu âm được dùng phổ biến trong nghiên cứu y học. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo bảng phân loại kính hiển vi theo những tiêu chí khác như chế độ quan sát, cấu tạo hay công dụng của kính.
Tiêu chí |
Loại kính hiển vi |
Đặc điểm |
Chế độ quan sát |
Kính hiển vi trường sáng |
Mẫu được chiếu sáng từ phía dưới thông qua nguồn sáng (thường là nguồn ánh sáng đèn halogen hoặc đèn LED). Ánh sáng từ nguồn sáng đi qua mẫu và sau đó vào ống kính tiêu cự dưới mẫu. Một bộ tán xạ pha (phase contrast) được sử dụng để tạo ra sự chênh lệch về pha của ánh sáng khi đi qua các cấu trúc trong mẫu. |
Kính hiển vi trường tối |
Nguồn sáng dưới mẫu được che khuất bởi một tấm cản ánh sáng hoặc bởi một thiết bị tạo ra một dải hẹp của ánh sáng, tạo ra điều kiện để các cấu trúc trong mẫu tạo ra sự tương phản với nền tối, giúp chúng trở nên dễ dàng nhận thấy. | |
Kính hiển vi phản pha |
Ánh sáng từ nguồn sáng dưới mẫu sẽ đi qua mẫu và sau đó đi qua một bộ kính hiển vi đặc biệt gọi là "cụm phản pha". Cụm này bao gồm các ống kính và các tấm tán xạ pha, có khả năng tạo ra sự chênh lệch pha giữa ánh sáng đi qua các cấu trúc mẫu khác nhau. | |
Kính hiển vi tương phản giao thoa chênh lệch (DIC) |
Ánh sáng từ nguồn sáng dưới mẫu đi qua mẫu và sau đó đi qua một hệ thống giao thoa chênh lệch. Hệ thống này bao gồm các tấm phân cực và tạo ra hai tia ánh sáng có pha sai lệch nhau. Hai tia này sau đó giao thoa với nhau khi đi qua mẫu và tạo ra sự chênh lệch pha. | |
Kính hiển vi phân cực |
Ánh sáng từ nguồn sáng trải qua mẫu mô, sau đó đi qua một bộ phân cực gồm ít nhất hai tấm phân cực. Tấm phân cực đầu tiên, gọi là polarizer (bộ phân cực), tạo ra ánh sáng chỉ có một hướng phân cực duy nhất. Sau khi ánh sáng đi qua mẫu mô, nó sẽ trải qua tấm phân cực thứ hai, gọi là analyzer (bộ phân tích), bạn có thể xoay để điều chỉnh góc phân cực. | |
Kính hiển vi huỳnh quang |
Kính sử dụng ánh sáng huỳnh quang để tạo ra hình ảnh các mẫu mô hoặc vật liệu dựa trên sự phát quang của các phân tử huỳnh quang khi chúng được kích thích bởi ánh sáng có tần số cao hơn. | |
Ứng dụng |
Kính cho phép quan sát bề mặt vật liệu ở mức độ vi nano và tạo hình ảnh chi tiết về cấu trúc bề mặt. Giúp nghiên cứu vật liệu mới, phân tích cấu trúc và tính chất của vật liệu, từ kim loại đến polymer, nghiên cứu khoáng vật, đá, và vật liệu từ môi trường tự nhiên. |
|
Kính có độ phóng đại không quá cao nên thường được sử dụng để kiểm tra chất lượng sản phẩm, thực phẩm và dược phẩm. |
||
Kính cho phép quan sát tế bào mô, cấu trúc tế bào và các quá trình sinh học ở mức độ vi mô, hỗ trợ trong nghiên cứu các cấu trúc và biểu hiện tế bào trong y học. |
||
Cấu trúc |
Kính hiển vi soi thẳng |
Là dòng kính được sử dụng phổ biến với kiểu quan sát mẫu vật theo chiều từ trên xuống. Kính hiển vi soi thẳng chuyên dùng để soi mẫu vật đặt trên lam |
Kính hiển vi soi ngược |
Đây là dòng kính chuyên dùng để quan sát mẫu vật từ dưới lên, nhờ khả năng đảo ngược hình ảnh. |
Xem thêm: Cấu tạo kính hiển vi quang học, điện tử chi tiết
Kính hiển vi bao nhiêu tiền? Địa chỉ mua uy tín
Tiếp theo khi bạn quyết định chọn mua sẽ cần phải biết kính hiển vi bao nhiêu tiền để chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu và nguồn tài chính của mình. Hiện nay giá kính hiển vi cũng rất đa dạng dao động từ vài trăm nghìn đến hàng chục triệu, trăm triệu.
Giá kính hiển vị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại kính, chất lượng, khả năng quan sát... Các tính năng bổ sung như hệ thống máy ảnh số, hệ thống phóng đại cao, hệ thống đèn LED, các tính năng điều chỉnh khác có thể làm tăng giá thành của kính hiển vi.
Giá kính hiển vi quang học hay điện tử cũng có nhiều mức khác nhau. Bạn nên chú ý tham khảo giá tại những công ty hay đại lý bán kính hiển vi chính hãng để chọn mua được thiết bị phù hợp với chi phí đầu tư và điều kiện tài chính.
Bạn cũng có thể tham khảo bảng giá sản phẩm bán chạy nhất dưới đây bao gồm các loại kính hiển vi quang học giá rẻ đến loại cao cấp cùng các dòng điện tử khác. Lưu ý, mức giá chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi theo từng thời điểm.
Kính hiển vi soi nổi SZ6745-B1 |
5.500.000₫ |
Kính hiển vi soi nổi SZM7045-STL2 |
6.500.000₫ |
Kính hiển vi soi nổi 2 mắt SZM7045 |
3.950.000₫ |
Kính hiển vi kỹ thuật số Dino-Lite AM7515MT4A |
17.500.000₫ |
Kính hiển vi kỹ thuật số màn hình 9 inch HY-1090 |
9.800.000₫ |
Kính hiển vi kỹ thuật số Hayear 41MP |
15.500.000₫ |
Kính Hiển Vi Sinh Học 2 Mắt XSZ-107BN |
3.400.000₫ |
Kính Hiển Vi Sinh Học Đầu Xem Kép XSP-104V |
2.900.000₫ |
Kính Hiển Vi Sinh Học Đầu Xem Kép XSP-102V |
2.200.000₫ |
Mua kính hiển vi ở đâu chính hãng, uy tín?
Mua trực tiếp từ các nhà sản xuất có thể giúp bạn tiết kiệm được một số chi phí, tuy nhiên các thương hiệu lớn nổi tiếng hiệu ít có showroom tại Việt Nam. Mặc dù vậy, bạn cũng có thể tham khảo các cửa hàng, đại lý phân phối trực tiếp có giấy xác nhận, cam kết như THB Việt Nam.
THB Việt Nam hiện đang là đại lý cung cấp các sản phẩm kính hiển vi chính hãng, có chất lượng cao từ các thương hiệu uy tín trên thị trường. Bạn có thể yên tâm về nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm.
Đơn vị cũng cung cấp đa dạng các loại kính hiển vi với nhiều chức năng khác nhau, từ kính hiển vi điện tử, kính hiển vi soi nổi, đến kính hiển vi sinh học và nhiều loại khác. Đặc biệt, đại lý THB Việt Nam luôn mang đến chính sách giá tốt nhất trên thị trường cùng nhiều chương trình khuyến mãi.
Dịch vụ tư vấn chuyên sâu tới từ đội ngũ nhân viên chuyên về kính hiển vi. Các dịch vụ về bảo hành, sửa chữa chuyên nghiệp, minh bạch sẽ giúp bạn yên tâm khi chọn mua thiết bị tại đây.
Nếu bạn quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về kính hiển vi là gì hoặc đặt mua, bạn có thể truy cập website Thbvietnam.com để biết thêm thông tin chi tiết. Mọi thắc mắc cần giải đáp, tư vấn hãy liên hệ ngay Hotline Hà Nội: 0904810817 - HCM: 0979244335.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn