Hướng dẫn cách đo độ pH của đất nhanh chóng, chi tiết
Độ pH của đất là một chỉ số quan trọng để đánh giá tính chất hóa học của đất và ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng. Việc đo độ pH đất không chỉ giúp xác định mức độ axit hoặc kiềm của đất mà còn giúp người nông dân điều chỉnh phân bón và các phương pháp chăm sóc cây trồng một cách hiệu quả. Và nếu bạn chưa biết cách đo độ pH của đất thì nhất định đừng bỏ qua bài viết sau của Thbvietnam.com nhé.
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ pH đất
Độ pH của đất được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau và trong đó các yếu tố sau đây có tác động quan trọng mà bạn nên biết:
Thời tiết và khí hậu ảnh hưởng đến pH của đất
Thời tiết và khí hậu đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến độ pH của đất. Lượng mưa lớn có khả năng rửa trôi các chất kiềm như calcium và magnesium, làm giảm độ pH và khiến đất trở nên axit hơn. Ngược lại, trong những khu vực có lượng mưa thấp, quá trình bốc hơi nước để lại muối kiềm, làm tăng độ pH của đất.
Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật và quá trình phân hủy chất hữu cơ, từ đó tác động đến độ pH của đất. Khi khí hậu ẩm ướt thường khiến đất có pH thấp hơn so với khí hậu khô cằn, tạo ra những điều kiện môi trường khác nhau cho sự phát triển của cây trồng.
Loại cây trồng
Loại cây trồng cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ pH của đất. Rễ cây tiết ra các hợp chất hữu cơ và axit hữu cơ, làm thay đổi độ pH xung quanh vùng rễ.
Sự hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng, đặc biệt là các nguyên tố dinh dưỡng như Ca²⁺, Mg²⁺, K⁺ làm thay đổi cân bằng ion trong đất, từ đó ảnh hưởng đến độ pH. Trong đó, các cây họ đậu có thể tăng pH đất nhờ quá trình cố định nitơ và giảm bớt tính axit của đất, giúp cải thiện điều kiện sinh trưởng cho các loại cây khác.
Nước tưới tiêu
Nước tưới có pH cao hoặc thấp sẽ trực tiếp tác động đến pH của đất. Nước kiềm (pH > 7) có thể làm tăng độ pH của đất, trong khi nước axit (pH < 7) có thể làm giảm độ pH. Chất lượng nước cũng đóng vai trò quan trọng, nước chứa nhiều bicarbonate hoặc ion kiềm khác sẽ làm tăng độ pH đất, còn nước có nhiều axit hoặc các chất ô nhiễm axit có thể làm giảm pH đất, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.
Loại đất và cấu trúc đất
Loại đất và cấu trúc đất là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ pH. Đất có chứa khoáng chất gốc như đá vôi (calcium carbonate) thường có pH cao (kiềm), trong khi đất chứa các khoáng chất như quặng sắt hay nhôm thường có pH thấp (axit).
Cấu trúc đất cũng ảnh hưởng đến độ pH, đất có kết cấu lỏng lẻo hoặc nhiều lỗ rỗng thường dễ bị rửa trôi các chất kiềm, dẫn đến pH thấp hơn. Bà con nên hiểu rõ loại đất và cấu trúc của đất để có thể điều chỉnh phương pháp canh tác tối ưu hóa điều kiện đất trồng phát triển cho cây.
Phân bón
Phân bón là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ pH của đất. Khi sử dụng phân bón không đúng cách hoặc quá liều lượng, độ pH của đất có thể bị thay đổi một cách nhanh chóng và nghiêm trọng.
Phân bón chứa Nitơ, như amoni (NH₄⁺), khi được vi sinh vật trong đất chuyển hóa thành nitrate (NO₃⁻), sẽ sinh ra axit, làm giảm độ pH của đất. Quá trình này khiến đất trở nên axit hơn, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của cây trồng và có thể gây ra các vấn đề về sinh trưởng.
Phân hữu cơ thì ngược lại, khi phân hủy trong đất sẽ giải phóng các axit hữu cơ, làm tăng độ axit của đất ngay lập tức khi gặp nước. Điều này cũng có thể dẫn đến giảm độ pH, gây ra tình trạng đất chua, ảnh hưởng đến cấu trúc đất và khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Việc hiểu rõ và áp dụng đúng phương pháp bón phân là rất quan trọng để duy trì sự cân bằng pH đất, từ đó tạo điều kiện tốt nhất cho cây trồng phát triển.
Các cách đo độ pH của đất
Dưới đây là 3 cách đo độ pH của đất vừa nhanh chóng, đơn giản bạn có thể tham khảo:
Cách đo pH đất bằng giấy quỳ tím
Đo pH đất bằng giấy quỳ tím là một phương pháp đơn giản và nhanh chóng để kiểm tra độ pH của đất. Dưới đây là các bước chi tiết để thực hiện:
Bước 1: Chọn các điểm lấy mẫu đại diện cho khu vực đất bạn muốn kiểm tra. Lấy mẫu đất từ độ sâu khoảng 10-15 cm. Nên lấy ít nhất từ 3 đến 5 mẫu đất ở các vị trí khác nhau để có kết quả chính xác hơn. Đặt các mẫu đất đã lấy vào một cốc hoặc khay nhựa sạch và trộn đều. Lưu ý: Loại bỏ đá, rễ cây và các tạp chất lớn khác khỏi mẫu đất.
Bước 2: Đổ khoảng 5-10 ml nước cất vào cốc chứa đất với tỉ lệ đất và nước thường là 1:2 hoặc 1:5. Dùng thìa hoặc que khuấy khuấy đều dung dịch đất và nước. Để yên trong khoảng 10-15 phút cho các hạt đất lắng xuống đáy.
Bước 3: Nhúng một mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch nước đất trong cốc và đảm bảo giấy quỳ tím tiếp xúc hoàn toàn với dung dịch. Giữ giấy quỳ tím trong dung dịch khoảng 1-2 phút rồi sau đó lấy ra.
Bước 4: So sánh màu sắc của giấy quỳ tím với bảng màu pH để xác định độ pH của đất. Màu sắc thay đổi trên giấy quỳ tím sẽ tương ứng với mức pH khác nhau, thường theo các mốc từ pH 1 đến pH 14.
Bước 5: Ghi lại màu sắc và mức pH tương ứng của từng mẫu đất đã kiểm tra. Dựa vào kết quả, bạn có thể xác định được đất của bạn là axit, trung tính hay kiềm.
Xem thêm: Máy đo pH đất loại nào tốt, bán chạy hiện nay?
Cách đo độ pH của đất bằng máy đo pH
Sử dụng máy đo độ pH là một phương pháp nhanh chóng và chính xác để xác định độ pH của đất. Dưới đây là các bước chi tiết để thực hiện quy trình này:
Bước 1: Để thực hiện lấy mẫu đất một cách chính xác, hãy chọn năm điểm trên khu đất cần đo, bao gồm một điểm ở giữa và bốn điểm tại các vị trí góc. Mẫu đất nên được lấy ở cùng một độ sâu, thường trong khoảng từ 0 đến 30cm.
Bước 2: Lấy một lượng đất bằng nhau từ mỗi điểm, sau đó để khô, tán nhỏ và trộn đều các mẫu lại với nhau. Đảm bảo khối lượng mẫu ít nhất là 0,2kg cho mỗi điểm để có kết quả đo chính xác.
Bước 3: Dùng khoảng 0,1 kg mẫu đã chuẩn bị, hòa tan trong 500 ml nước và để hỗn hợp này lắng trong khoảng 30 phút. Sau đó chắt lấy phần nước trong bên trên để tiến hành các phân tích tiếp theo.
Bước 4: Đặt cảm biến đo pH vào trong nước mẫu. Chờ cho máy đo ổn định và đọc kết quả trên màn hình hiển thị của máy đo pH. Ghi lại giá trị độ pH được hiển thị trên máy đo.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng máy đo pH cầm tay có thiết kế đặc biệt, với đầu dò được tối ưu để đo pH trực tiếp trên mẫu đất. Một số máy đo pH từ các thương hiệu như máy đo pH cầm tay Hanna, máy đo pH cầm tay Total Meter, Takemura,... đều là những thương hiệu nổi tiếng được tin dùng hiện nay.
Cách xác định độ pH của đất bằng hóa chất
Việc xác định độ pH của đất bằng hóa chất giúp người trồng cây có thể điều chỉnh kịp thời các biện pháp canh tác, đảm bảo điều kiện đất tối ưu cho cây trồng phát triển. Bạn có thể sử dụng một số hóa chất phổ biến để đo pH đấ như Methyl Red, Bromthymol Blue, Phenol Phtalein,... và thực hiện như sau:
Bước 1: Lấy mẫu đất có độ sâu khoảng 10-15 cm từ nhiều vị trí khác nhau không chứa rác, cỏ, lá,... và trộn đều để đảm bảo kết quả chính xác.
Bước 2: Lấy khoảng 1-2 muỗng đất đã trộn đều và đặt vào một cốc. Thêm khoảng 5-10 ml nước cất vào cốc chứa đất theo tỷ lệ đất và nước là 1:2 hoặc 1:5 và khuấy đều dung dịch rồi để yên trong khoảng 10-15 phút cho các hạt đất lắng xuống đáy.
Bước 3: Sử dụng giấy lọc hoặc lưới lọc để lọc lấy phần nước trong. Lưu ý: bạn cần khoảng 10 ml dung dịch nước đất để kiểm tra pH. Sau đó, thêm vài giọt dung dịch chỉ thị pH (Methyl Red, Bromthymol Blue, Phenol Phtalein,...) vào dung dịch nước đất. Số giọt thêm vào theo hướng dẫn của nhà sản xuất hóa chất.
Bước 4: Khuấy đều và chờ vài phút để màu sắc của dung dịch ổn định rồi so sánh màu sắc của dung dịch với bảng màu pH để xác định độ pH của đất. Mỗi màu sắc tương ứng với một mức pH cụ thể.
Bước 5: Ghi lại kết quả đo pH đất sau khi đọc từ bảng màu.
Xem thêm: Top 5 bút đo pH Hanna bán chạy, được lựa chọn nhiều
Giải thích ý nghĩa các khoảng pH của đất
Độ pH của đất là chỉ số quan trọng thể hiện tính axit hoặc bazơ của đất, ảnh hưởng đến sự hấp thụ và sử dụng các chất dinh dưỡng trong đất. Các khoảng pH của đất có ý nghĩa như sau:
Khoảng pH từ 0 đến 3.5: Đất có độ pH rất thấp thường là do tác động của axit mạnh hoặc tác nhân độc hại. Đây là môi trường không thích hợp cho sự sinh trưởng của hầu hết các loại cây trồng và động vật, vì các chất dinh dưỡng như canxi và magiê có thể bị liên kết mạnh mà không thể sử dụng.
Khoảng pH từ 3.5 đến 5.5: Đây là khoảng pH của đất axit. Trong khoảng này, một số loại cây nhất định có thể sinh trưởng tốt hơn, nhưng cần sự điều chỉnh để đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết như kali, phosphat và canxi có sẵn trong đất.
Khoảng pH từ 5.5 đến 7: Đây là khoảng pH trung tính, là môi trường lý tưởng cho hầu hết các loại cây trồng. Trong khoảng pH này, các chất dinh dưỡng có sẵn và dễ dàng hấp thụ bởi cây trồng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển.
Khoảng pH từ 7 đến 8.5: Đất trong khoảng này có tính kiềm. Một số cây trồng có thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng nhất định như sắt, mangan và phosphat. Khi này bà con cần điều chỉnh để đảm bảo cân bằng pH cho phù hợp.
Khoảng pH trên 8.5: Đất có độ pH cao như vậy thường là do sự tăng lượng kiềm trong đất, có thể làm giảm sự hấp thụ của các chất dinh dưỡng nhất định và gây khó khăn cho sự sinh trưởng của cây trồng.
Có thể thấy việc hiểu và điều chỉnh pH của đất là rất quan trọng để đảm bảo cây trồng có môi trường phát triển tốt nhất, từ đó tối ưu hóa năng suất và chất lượng mùa vụ nông sản.
Trên đây là những chia sẻ tới bạn đọc về hướng dẫn cách đo độ pH của đất nhanh chóng, chi tiết. Để được tư vấn hoặc hỗ trợ về các dòng máy đo độ cứng, hãy liên hệ tới Hotline 0904 810 817 - Hà Nội và 0979 244 335 - Hồ Chí Minh hoặc truy cập vào website Thbvietnam.com để tham khảo thêm các sản phẩm khác nhé.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn