Hướng dẫn cách bấm đầu cos dây điện đơn giản, chi tiết

Công Ty THB Việt Nam 5 tháng trước 347 lượt xem

    Bấm cos dây điện có thể là dễ đối với những người thợ điện đã quen tay. Nhưng với những người mới, việc này có thể khó khăn vì không biết làm sao để đảm bảo đầu cos chặt, không bị bung dây ra ngoài. Theo dõi bài viết sau đên biết cách bấm cos dây điện chi tiết nhất!

    Cách chọn đầu cos dây điện phù hợp

    Đầu tiên bạn cần phải xác định đường kính và loại dây điện cần bấm cos để chọn được dụng cụ phù hợp. Về cơ bản ta có các loại cos sau:

    Đầu cos tín hiệu

    Cos tín hiệu là loại thường được sử dụng trong đường điện dân dụng, đồ gia dụng và máy móc điện tử có dây điện khoảng 4.0; 6.0mm. Với các loại đầu cos này, bạn chỉ cần sử dụng các loại kìm như kìm điện, kìm cộng lực.

    Đầu cos tín hiệu có 2 loại chính là:

    • Cos đấu bao gồm cos pin (DBV; PTN; DBN; PTN); cos chỉa (Y;YF) và cos tròn (R;RF).
    • Cos nối như cos xoắn (SP), cos đầu dù (CE) hoặc cos nối thẳng (SL). 
    Cos tín hiệu thường được trong cho các dây điện nhỏ
    Cos tín hiệu thường được trong cho các dây điện nhỏ

    Đầu cos động lực

    Ngược lại, hệ thống điện công nghiệp, điện lưới thường sử dụng đầu cos động lực. Để bấm cos dây điện loại lớn này, bạn phải dùng đến kìm bấm cos thủy lực có lực ép lớn để có thể ép chặt các dây điện lớn khoảng từ 6 - 400mm2.

    • Cos trung thế là đầu cos sử dụng để bấm các đường dây trên các cột bê tông ly tâm cao từ 9 đến 12 mét. Thường được thiết kế với sứ treo và đỡ cách điện.
    • Cos hạ thế là đầu cos có khả năng tăng khả năng dẫn điện, giúp truyền điện từ cáp điện sang cáp điện khác hoặc thiết bị điện.
    Đầu cos trung thế và hạ thế dùng cho các hệ thống điện lớn
    Đầu cos trung thế và hạ thế dùng cho các hệ thống điện lớn

    Ngoài ra, đầu cos dây điện còn có các loại như cos đồng, cos nhôm, cos đồng pha nhôm nếu phân loại theo chất liệu tạo nên. Hoặc các loại cos đầu tròn, đầu cos chỉa, đầu cốt nối dây cáp điện... nếu phân loại theo hình dạng.

    Các loại đầu bấm cos dây điên khác
    Các loại đầu bấm cos dây điện khác

    Cách chọn đầu cos dây điện chính xác

    Để chọn được đầu cos phù hợp bạn phải tuân theo 4 nguyên tắc sau:

    1. Đầu cos dây điện chắc chắn phải làm bằng đồng đỏ với hàm lượng trên 99,95%. Bạn có thể chọn cos tín hiệu được làm từ đồng thau. Để đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống điện và ngăn chặn cháy nổ, bạn nên mua đầu cos chất lượng cao.

    2. Chọn hình dáng đầu cos phù hợp cho mục đích sử dụng.

    3. Chọn đầu cos phù hợp với dây cáp để tăng sự dẫn điện và truyền điện của nó.

    4. Lựa chọn kích thước đầu cos thông qua bán kính, tiết diện dây dẫn. Trong đó, tiết diện dây dẫn ứng với lỗ để nhét dây điện vào, đồng thời lưu ý đến kích thước lỗ tròn bắt ốc và chiều dài của đầu cos.

    Bản vẽ 1 đầu cos cơ bản
    Bản vẽ 1 đầu cos cơ bản

    Xem thêm: Kìm bấm cos loại nào tốt, phù hợp, nên mua hiện nay?

    Cách bấm đầu cos dây điện

    Để bấm được một đầu cos đẹp, bạn thực hiện theo các bước sau:

    Bước 1: Đo chiều dài đầu cos với dây điện để xác định phần vỏ ngoài cần tuốt. Sau đó khứa nhẹ 1 vòng vào vỏ ngoài rồi tuốt dây điện thừa ra. Thực hiện cẩn thận để tránh xén vào lõi dây.

    Bước 2: Bo tròn lõi dây điện để giảm tiến diện dây. Luồn dây vào đầu cos và đặt đúng vị trí.

    Bước 3: Để ép đầu cos vào dây điện, hãy sử dụng khuôn kìm bấm cos hoặc đầu răng bấm cos phù hợp. Nên bấm 2 lần để đảm bảo đầu cos ép chặt dây điện.

    Nhớ kiểm tra các đầu cos sau khi bấm để đảm bảo rằng tất cả các sợi dây điện đều ở trong đầu cos.

    Bước 4: Bọc lại vị trí vừa bấm cos bằng chụp hoặc dây co nhiệt. Điều này không chỉ bảo vệ đầu cos tốt hờn mà còn giúp dây điện trông đẹp hơn. Lưu ý rằng bạn phải luồn đầu chụp vào dây điện để đảm bảo rằng phần lớn đầu chụp hướng ra phía trước.

    Ví dụ minh họa khi bấm đầu cos cho dây 6.0mm.

    Khứa và tuốt vỏ dây ngoài
    Khứa và tuốt vỏ dây ngoài
    Luồn dây vào đầu cos và ép chặt bằng kìm 2 lần
    Luồn dây vào đầu cos và ép chặt bằng kìm 2 lần
    Dùng dây co nhiệt để bọc đầu cos lại
    Dùng dây co nhiệt để bọc đầu cos lại

    Top 3 kìm bấm cos thủy lực đáng sở hữu

    Nếu bạn đang tìm mua kìm bấm cos thủy lực để dùng cho các lưới điện công nghiệp, bạn có thể tham khảo các loại kìm sau:

    Kìm ép cos thủy lực bằng tay YQK-300

    Giá tham khảo: 850.000đ (giá có thẻ thay đổi tùy thời điểm mua)

    Kìm ép cos thủy lực YQK-300 được phủ sơn tĩnh điện cách điện bên ngoài đảm bảo an toàn và khó bị gỉ. Đi kèm máy là nhiều khuôn bấm cos có kích cỡ từ 16, 25, 35, 50, 70, 95, 120, 150, 185, 240 và 300 mm2. Những kích cỡ này phù hợp với hầu hết các công việc hiện đại. 

    Kìm ép cos thủy lực bằng tay YQK-300 có lực ép tối đa 12 tấn
    Kìm ép cos thủy lực bằng tay YQK-300 có lực ép tối đa 12 tấn

    Kìm ép cos thủy lực bằng tay được trang bị hệ thống bơm xy lanh hoạt động rất ổn định. Tay nắm chắc chắn và khớp nối mượt làm tăng hiệu suất công việc đồng thời giúp người sử dụng rút ngắn thời gian làm việc và giảm đau tay.

    Thông số kỹ thuật của YQK-300:

    Lực ép: 12 tấn
    Hành trình: 18 mm
    Phạm vi ép: 16 - 300 mm2
    Khuôn đi kèm: 16/25/35/50/70/95/120/150/185/240/300 mm2
    Kiểu ép:  Hình lục giác

    Máy ép cos thủy lực dùng pin LS-300

    Giá tham khảo: 14.000.000đ (giá có thẻ thay đổi tùy thời điểm mua)

    Máy ép cos thuỷ lực dùng pin LS-300 có thiết kế hiện đại với màu đen chủ đạo. Thân máy nhẹ và thon gọn, tay cầmđược thiết kế phù hợp với kết cấu bàn tay người dùng. 

    Máy ép cos thủy lực dùng pin LS-300 cung cấp phạm vi ép rộng 16-300mm2
    Máy ép cos thủy lực dùng pin LS-300 cung cấp phạm vi ép rộng 16-300mm2

    Máy ép cos thuỷ lực dùng pin tự bấm hoạt động nhanh bằng cách bấm công tắc nên người dùng càng đỡ mất sức khi sử dụng. Đầu bấm cos được làm bằng hợp kim được có khả năng chịu lực tốt, không biến dạng và tuổi thọ lâu. 

    Thông số kỹ thuật của LS-300:

    Lực ép: 60 KN
    Hành trình: 17mm
    Phạm vi ép: 16 - 300 mm²
    Khuôn đi kèm: 16/25/35/50/70/95/120/150/185/240/300mm2
    Tốc độ ép: 3 - 4.5 giây (tùy vào size cos)
    Điện áp - dung lượng pin: 18 V - 2.5 Ah

    Xem thêm: Top 6 kìm ép cos thủy lực dùng pin được đánh giá cao hiện nay

    Máy ép thủy lực bằng tay ZUPPER YQK-70

    Giá tham khảo: 1.100.000đ (giá có thẻ thay đổi tùy thời điểm mua)

    Máy ép thủy lực ZUPPER YQK-70 có lực ép tương đương với 4,5 tấn. Vì thế, máy phù hợp để bấm các đầu cos có kích thước nhỏ hơn 70mm2.

    Máy ép thủy lực bằng tay ZUPPER YQK-70 có thể ép các đầu cos cỡ trung từ 6 -70mm2
    Máy ép thủy lực bằng tay ZUPPER YQK-70 có thể ép các đầu cos cỡ trung từ 6 -70mm2

    Thiết bị có thiết kế nhỏ gọn và chỉ nặng khoảng 1,8 kg. Máy được tích hợp sẵn bơm thủy lực trên phần thân nên bạn không cần phải kết hợp bơm thuỷ lực hoặc mua bộ nguồn khác để sử dụng.

    Thông số kỹ thuật của ZUPPER YQK-70:

    Lực ép: 45 KN
    Hành trình: 11 mm
    Phạm vi ép: 4 - 70mm2
    Khuôn đi kèm: 4/6/8/10/16/25/35/50/70 mm2
    Kiểu ép:  Hình lục giác

    Bài viết vừa cung cấp cho bạn các thông tin để biết chọn đầu cos phù hợp với dây điện và cách bấm cos dây điện đúng kỹ thuật. Thbvietnam.com là đơn vị cung cấp kìm bấm cos thuỷ lực chính hãng và uy tín hàng đầu hiện nay. Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Hotline 0904 810 817 (Hà Nội) - 0979 244 335 (Hồ Chí Minh) để được hỗ trợ tư vấn và mua hàng nhé.

    347 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận
    0981 060817

    Hà Nội

    0979 492242

    Hồ Chí Minh

    0

    Danh mục sản phẩm
    Liên hệ
    Chat Facebook Facebook Zalo