Độ brix là gì? Công thức tính, cách điều chỉnh và cách đo độ Brix

Công Ty THB Việt Nam 12/08/2024 244 lượt xem

    Độ brix là khái niệm dùng trong ngành công nghiệp chế biến, sản xuất rượu bia, đường, nước ép,... Vậy độ brix là gì? Công thức tính, cách điều chỉnh và cách đo độ Brix như thế nào? Hãy cùng Thbvietnam.com tìm hiểu ngay nhé!

    Độ brix là gì?

    Độ Brix (°Bx) là thang đo chất rắn hòa tan phổ biến hiện nay, được sử dụng để thể hiện nồng độ (% trọng lượng) hoặc mật độ đường trong dung dịch. Mỗi độ brix (°1) tương đương với nồng độ đường 1% khi đo ở 20°C. Nếu bên trong một loại dung dịch có độ brix bằng 20%, nghĩa là cứ 100g dung dịch chứa 20g chất rắn hòa tan và 80g nước.

    Độ Brix chỉ nồng độ hoặc mật độ đường trong dung dịch
    Độ Brix chỉ nồng độ hoặc mật độ đường trong dung dịch

    Ý nghĩa của độ brix

    Độ brix còn được gọi là đơn vị đo độ ngọt. Nó giúp đánh giá vị ngọt trong các loại hoa quả. Sản phẩm có độ Brix càng cao thì bên trong thành phần càng có nhiều trái cây hoặc nước hoa quả. Độ brix còn có công dụng đánh giá các thông số thành phần hóa học như chất rắn hòa tan trong các sản phẩm thực phẩm có tiêu chuẩn nhận dạng. Ví dụ như trái cây và nước trái cây.

    Độ brix được ứng dụng trong công nghiệp sản xuất nước trái cây
    Độ brix được ứng dụng trong công nghiệp sản xuất nước trái cây

    Ngoài ra, độ brix còn giúp bạn đánh giá năng suất lên men của bia, rượu. Khi quá trình lên men tiến triển, men trong bia, rượu sẽ tiêu thụ đường, từ đó làm cho độ Brix giảm. Nhìn chung, độ brix được dùng để kiểm soát lượng đường trong các ngành sản xuất thực phẩm như: nước ngọt, sữa, mật ong, rượu vang,... 

    Bên cạnh đó, độ brix còn có nhiều ứng dụng khác như được dùng như một mốc để báo hiệu điểm kết thúc bốc hơi. Độ Brix còn có ý nghĩa trong trồng trọt: giúp xác định và lập kế hoạch thực hành quản lý đất,...

    Xem thêm: Độ mặn là gì? Ý nghĩa của độ mặn trong nuôi trồng thủy sản

    Công thức tính độ brix

    Cách tính độ brix không đơn giản. Để đo độ Brix, người ta áp dụng hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Cụ thể như sau: 

    Khúc xạ là hiện tượng mà tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường. Mỗi loại dung dịch sẽ bẻ gãy tia sáng tạo thành “góc khúc xạ”. Góc khúc xạ càng lớn thì mật độ chất rắn hòa tan càng lớn, độ brix càng cao. Ngược lại, góc khúc xạ càng nhỏ thì lượng chất rắn trong dung dịch càng nhỏ, độ Brix cũng nhỏ.

    Khúc xạ kế
    Khúc xạ kế

    Công thức tính độ brix dựa vào công thức tính chỉ số khúc xạ. Công thức tính chỉ số khúc xạ: 

    Chỉ số khúc xạ = tốc độ ánh sáng trong chân không / tốc độ ánh sáng xuyên qua chất.

    Trong đó chỉ số khúc xạ của chân không có giá trị là 1.

    Cách đo và điều chỉnh độ brix

    Cách đo độ brix

    Để đo độ brix, người ta thường sử dụng khúc xạ kế đo độ ngọt. Thiết bị này còn được gọi là brix kế, máy đo độ brix, máy đo độ ngọt,... Đây là thiết bị chuyên dùng để đo độ Brix của một dung dịch dựa trên nguyên lý khúc xạ ánh sáng. Máy sẽ phân tích tia sáng khúc xạ sau khi đi qua dung dịch để xác định chỉ số khúc xạ. Từ đó xác định nồng độ chất rắn hòa tan – độ Brix của dung dịch đó.

    Máy đo độ ngọt Atago
    Máy đo độ ngọt Atago

    Trên thị trường có nhiều loại khúc xạ kế đo độ brix. Nổi bật nhất là các dòng sản phẩm sau:

    Cách đọc chỉ số độ brix

    Mỗi độ Brix tương ứng với 1 độ đường 1% khi thực hiện đo ở 20 độ C. Để đọc độ Brix, bạn dựa vào chỉ số hiển thị trên máy đo để quy đổi thành lượng đường phù hợp trong dung dịch.

    Ví dụ: Nếu kết quả hiển thị là 20 độ Bx, có thể hiểu được rằng, trong 100g mẫu dung dịch thì có 20g đường.

    Cách điều chỉnh độ brix

    Cách điều chỉnh độ brix hay cách điều chỉnh độ ngọt có thể dùng cho trái cây. Bởi độ ngọt của trái cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: quy trình chăm sóc, chất lượng đất trồng, lượng nước tưới, chất lượng phân bón,... Cách điều chỉnh độ brix cho trái cây như sau:

    • Kiểm soát lượng nước tưới tiêu cho cây trồng: Khi gần đến ngày thu hoạch trái cây, bạn tưới ít nước hơn bình thường. Tốt nhất là chỉ tưới một lượng vừa phải đến tránh làm giảm độ ngọt của hoa quả.

    • Thường xuyên kiểm tra độ Brix của trái cây: Người trồng nên dùng máy đo độ brix kiểm tra thường xuyên để đánh giá được chất lượng hoa quả, thực phẩm tốt nhất.

    Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách sử dụng máy đo độ ngọt Brix chi tiết

    Độ brix của một số trái cây phổ biến

    Dưới đây là bảng chỉ số độ brix của trái cây phổ biến hiện nay. Mời bạn đọc cùng tham khảo!

    Bảng chỉ số độ brix của trái cây phổ biến hiện nay
    Bảng chỉ số độ brix của trái cây phổ biến hiện nay

    Bài viết đã giúp bạn giải đáp những thông tin như độ brix là gì, công thức tính, cách điều chỉnh và cách đo độ Brix. Hy vọng thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng máy đo độ ngọt chính hãng, giá rẻ, vui lòng truy cập website Thbvietnam.com hoặc liên hệ HOTLINE Hà Nội: 0904 810 817 - TP.HCM: 0979 244 335 để được tư vấn ngay nhé!

    244 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận
    0902 148147

    Hà Nội

    0979 244335

    Hồ Chí Minh

    0

    Danh mục sản phẩm
    Liên hệ
    Chat Facebook Facebook Zalo