Cách hàn nhôm đúng kỹ thuật, bền chắc và không bị nứt

Công Ty THB Việt Nam 05/04/2025 12 lượt xem

    Hàn nhôm là một kỹ thuật quan trọng trong ngành cơ khí, giúp tạo ra các kết nối chắc chắn trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp ô tô, hàng không và chế tạo máy. Tuy nhiên, nếu không áp dụng đúng phương pháp, mối hàn có thể bị nứt, không đảm bảo chất lượng và độ bền lâu dài.

    Vậy cách hàn nhôm thế nào để mối hàn đẹp và không bị nứt? Hãy cùng THB Việt Nam tìm hiểu trong bài viết sau đây!

    Chuẩn bị trước khi hàn nhôm

    Hàn nhôm không đơn giản như hàn thép bởi vật liệu này có tính dẫn nhiệt cao, nhiệt độ nóng chảy thấp, dễ bị oxy hóa và xuất hiện vết nứt nếu thực hiện không đúng cách. Để mối hàn chắc chắn nhất, bạn cần thực hiện tốt khâu chuẩn bị bao gồm: 

    Chọn máy hàn phù hợp

    Không phải máy hàn nào cũng hàn được nhôm, bởi vậy để hàn nhôm hiệu quả, bạn cần sử dụng máy hàn Tig loại trang bị cả 2 chế độ hàn AC/DC ở chế độ hàn Tig AC bởi nhôm có lớp oxit bên ngoài cần được loại bỏ trong quá trình hàn. Trong khi đó, chế độ AC sử dụng dòng điện xoay chiều thay đổi từ cực dương (dương cực) sang cực âm (âm cực), giúp làm sạch bề mặt nhôm và loại bỏ lớp oxit nhanh chóng. 

    Lưu ý: Không sử dụng chế độ hàn Tig DC để hàn nhôm. Chế độ này chỉ phù hợp với sắt và inox.  

    Bạn có thể sử dụng máy hàn nhôm AC/DC để hàn nhôm
    Bạn có thể sử dụng máy hàn nhôm AC/DC để hàn nhôm

    >> Xem thêm: Top 4 máy hàn nhôm giá rẻ, đáng mua nhất hiện nay

    Chọn điện cực hàn Tig nhôm

    Khi hàn nhôm hoặc hợp kim nhôm – magie, cần dùng điện cực Vonfram nguyên chất (WP – màu xanh lá, chứa 99,5% Vonfram) để đảm bảo hồ quang ổn định và mối hàn bền chắc. Điện cực này không cần mài đầu như khi hàn TIG inox.

    Sau khi lắp vào mỏ hàn, chừa ra khoảng 3,2mm để duy trì hồ quang tốt. Ngoài ra, bạn phải dùng hệ thống làm mát bằng nước để tránh cháy dây hàn khi làm việc với cường độ cao.

    Lựa chọn khí bảo vệ hàn nhôm

    Khí bảo vệ đóng vai trò quan trọng trong hàn TIG nhôm, giúp làm sạch mối hàn và ngăn ngừa quá trình oxy hóa. Hiện nay, Argon là lựa chọn phổ biến nhất, đảm bảo hồ quang ổn định và khả năng thâm nhập tốt.

    Tuy nhiên, nếu bạn muốn giảm thiểu sự hình thành oxit Magie và cải thiện chất lượng mối hàn, có thể sử dụng hỗn hợp Argon và Helium. Sự kết hợp này giúp tăng nhiệt độ hồ quang, phù hợp khi hàn nhôm dày hoặc yêu cầu độ bền cao.

    Thiết lập hồ quang khi hàn nhôm

    Chiều dài hồ quang lý tưởng là 1,5 lần đường kính điện cực, giúp duy trì hồ quang ổn định và mối hàn bám chắc. Lưu ý, bạn không nên để kìm hàn chạm sát vào vật hàn hoặc quá xa vì điều này làm giảm độ tập trung nhiệt.

    Làm sạch bề mặt nhôm trước khi hàn

    Để mối hàn chắc chắn và không bị nứt, việc làm sạch bề mặt nhôm là công việc quan trọng trước khi thực hiện hàn nhôm. Bạn có thể dùng búa gõ xỉ nhẹ và đều tay, sử dụng máy chà nhám hoặc dung môi tẩy rửa không chứa Hydrocarbon. 

    Nhớ làm sạch bề mặt nhôm trước khi hàn
    Nhớ làm sạch bề mặt nhôm trước khi hàn

    Hướng dẫn cách hàn nhôm đúng kỹ thuật

    Đối với người mới bắt đầu, bạn có thể sử dụng điện cực Vonfram zirconi có đường kính 2,4mm; lưu lượng khí bảo vệ 7 lít/phút và cường độ dòng điện 165A để hàn.

    Sau đó, áp dụng cách hàn nhôm đúng kỹ thuật cụ thể như sau: 

    1. Chọn tư thế hàn

    Tư thế hàn đúng giúp kiểm soát mối hàn tốt hơn và đảm bảo chất lượng hàn nhôm:

    • Với mối hàn giáp: Cách hàn nhôm chuẩn nhất là đặt súng hàn nghiêng 60 độ theo phương ngang theo hướng dịch chuyển, còn thanh kim loại phụ nghiêng dưới 20 độ để duy trì dòng chảy kim loại ổn định.

    • Với mối hàn kết chồng và chữ T: Giữ mỏ hàn ở góc 45 độ so với hai bề mặt và nghiêng 5 - 15 độ theo hướng hàn để tạo sự thấu ngấu tốt.

    • Hàn vật có chiều dày không bằng nhau: Nên đặt kìm hàn hơi lệch về phía tấm dày hơn để cân bằng độ nóng chảy, tránh lỗi hàn.

    Chọn tư thế hàn phù hợp
    Chọn tư thế hàn phù hợp

    2. Tốc độ di chuyển súng hàn nhôm: Tùy thuộc vào độ dày mỏng của nhôm, bạn nên điều chỉnh tốc độ sao cho phù hợp. Thông thường, nhôm mỏng (< 3mm) nên di chuyển nhanh để tránh cháy thủng, nhôm dày (> 3mm) có thể di chuyển chậm hơn để đảm bảo độ ngấu tốt. 

    3. Thực hiện hàn

    Bạn bắt đầu bằng cách đặt mỏ hàn lên vật hàn, bấm cò để mồi hồ quang và làm nóng chảy bề mặt nhôm đến độ ngấu thích hợp. Sau đó, di chuyển mỏ hàn sang điểm hàn tiếp theo trước khi nhúng thanh kim loại phụ vào vũng kim loại nóng chảy.

    Lưu ý: Không làm nóng chảy thanh kim loại phụ trực tiếp bằng hồ quang, tránh tạo cục kim loại xấu và làm mối hàn dễ nứt. Sau khi hoàn tất mối hàn hãy rút mỏ hàn và di chuyển đến vị trí mới và lặp lại quy trình cho đến khi hoàn thành đường hàn.

    Thực hiện hàn nhôm đúng kỹ thuật
    Thực hiện hàn nhôm đúng kỹ thuật

    Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách hàn nhôm đúng kỹ thuật, bền chắc và không bị nứt bạn có thể tham khảo. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để hoàn thành công việc hiệu quả nhất. Đừng quên theo dõi thbvietnam.com để cập nhật thêm nhiều kiến thức về máy hàn và gia công cơ khí nhé!

    12 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận
    0902 148147

    Hà Nội

    0979 244335

    Hồ Chí Minh

    0

    Danh mục sản phẩm
    Liên hệ
    Chat Facebook Facebook Zalo