Các loại mũi khoan phổ biến và cách phân biệt, chọn mua

Công Ty THB Việt Nam 11 tháng trước 477 lượt xem

    Máy khoan có thể sử dụng được với nhiều loại mũi khoan để làm việc với từng vật liệu khác nhau như gỗ, kim loại hay bê tông? Vậy mũi khoan là gì? Có các loại mũi khoan nào? Cách chọn mũi khoan cũng như cách phân biệt các loại mũi khoan cho máy như thế nào đúng nhất? Bạn hãy cùng THB Việt Nam tìm hiểu những thông tin hấp dẫn về  các loại mũi khoan dưới đây nhé!

    Mũi khoan là gì?

    Mũi khoan là phụ kiện máy khoan quan trọng đi kèm với máy khoan để thực hiện được các công việc khoan lỗ trên những bề mặt vật liệu như gỗ, kim loại, tường, thạch cao… Hiện nay, mũi khoan các loại có chất liệu cứng, hợp kim thép không gỉ với kiểu dáng thân tròn.

    Mũi khoan là phụ kiện máy khoan quan trọng
    Mũi khoan là phụ kiện máy khoan quan trọng

    Cấu tạo mũi khoan bao gồm hai phần chính là chuôi được gắn cố định vào đầu khoan. Phần mũi có chức năng khoét lỗ trên vật liệu. Đối với mũi khoan sẽ có lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ.

    Kích thước mũi khoan tiêu chuẩn theo quy định tại Việt Nam. Mũi khoan theo kích thước tiêu chuẩn sẽ đảm bảo khả năng vận hành tốt, độ bền cao, lắp được nhiều máy khoan khác nhau.

    Kích thước mũi khoan tiêu chuẩn
    Kích thước mũi khoan tiêu chuẩn

    Đường kính mũi khoan tiêu chuẩn sẽ được ký hiệu theo độ chính xác giảm dần của chữ số la mã từ I đến III. Cấp chính xác của lỗ được quy định theo tiêu chuần TCVN 2244 : 1991. Tiêu chuẩn mũi khoan có cấp chính xác I để khoan lỗ chính xác 10 - 13, đạt cấp chính xác III sẽ dùng để khoan lỗ 15.

    Các loại mũi khoan và cách phân biệt

    Tương tự như máy khoan, mũi khoan cũng có rất nhiều loại khác nhau và được phân loại theo nhiều yếu tố chất liệu hoặc khả năng khoan vật liệu. Bạn có thể tham khảo các loại mũi khoan cũng như cách phân loại dưới đây:

    Phân loại mũi khoan theo chất liệu

    Mỗi mũi khoan sẽ thường có hai chất liệu cho 2 phần: thép bên trong và phù ở bên ngoài. Khi đó, phân biệt các loại mũi khoan theo chất liệu có thể dựa theo chất liệu của hai phần này.

    Phân biệt các loại mũi khoan theo chất liệu phần thép

    • Thép gió HSS (thép gió): có tốc độ cao, độ cứng cao với kim loại cứng đạt tới 900 N/nm2.
    • Thép gió HSS-R: bền cứng như thép gió nhưng có quy trình chế tạo là cán nóng.
    • Thép HSS - G: mũi khoan được làm từ máy CNC.
    • Thép gió HSSE-Co5 chứ 5% coban: chất liệu cao cấp, có chứa hợp chất 5% coban, được dùng cho các mũi khoan cứng, chịu nhiệt tốt thích hợp để khoan kim loại cứng lên tới 1100 N/nm2.
    • Thép gió HSS-Co8: đây là thép HSS chứa 8% Coban với đặc điểm bền bỉ, độ cứng cao.
    • Thép carbide: là thép cao cấp nhất được dùng để làm mũi khoan có độ cứng tốt nhất, chịu nhiệt, khoan được với tốc độ cao dùng trong gia công kim loại, khoan trên thép cứng.
    Mũi khoan phân loại theo chất liệu
    Mũi khoan phân loại theo chất liệu

    Phân biệt mũi khoan theo phần phủ bên ngoài

    • Lớp phủ Titanium là chất liệu phủ phổ biến nhất giúp tăng tuổi thọ của mũi khoan lên 300 - 100%, tăng khả năng chịu nhiệt.
    • Lớp phủ Carbon Nitride có khả năng tăng độ cứng, tăng độ dẻo, giảm hệ số ma sát cho mũi khoan.
    • Lớp phủ nhôm Titan Nitride: mũi khoan dùng lớp phủ này có khả năng chống gỉ, chống oxi hóa, giảm nhiệt nhanh cho mũi khoan khi khoan trên vật liệu mà không cần làm mát.
    • Lớp phủ nhôm Nitride có ưu điểm tăng khả năng chống oxi hóa, tăng khả năng chịu nhiệt để khoan tốt trên vật liệu cứng.
    • Lớp phủ Tecrona là loại lớp phủ cao cấp có khả năng làm giảm ma sát, nâng cao tuổi thọ cho những vật liệu có cường độ làm việc trong môi trường cao.

    Phân loại mũi khoan theo bề mặt tác động

    Cách phân biệt các loại mũi khoan theo bề mặt tác động cũng là tên gọi của mũi khoan phổ biến hiện nay. Các loại mũi khoan phổ biến như mũi khoan gỗ, tường, sắt, bê tông…

    Mũi khoan gỗ

    Mũi khoan gỗ là những mũi khoan có khả năng khoan trên vật liệu gỗ được dùng phổ biến cho máy khoan xoay tại xưởng mộc, nội thất… Bạn có thể phân biệt mũi khoan gỗ và sắt rất đơn giản thông qua thiết kế phần đầu. Đầu mũi khoan gỗ nhỏ, sắc nhọn để đi nhanh vào vật liệu gỗ được đánh giá có độ cứng thấp hơn so với kim loại.

    Một số dòng mũi khoan gỗ cơ bản
    Một số dòng mũi khoan gỗ cơ bản

    Dưới đây là một số loại mũi khoan gỗ.

    • Mũi khoan gỗ đầu đinh: có đặc điểm phần đầu nhỏ như đinh để cố định chắc chắn mũi trên vật liệu để khoan không bị trượt. 
    • Mũi khoan gỗ xoắn ốc: có thiết kế mũi khoan dạng ren nhọn và xoắn ốc để khoan nhanh và sâu hơn.
    • Mũi khoan gỗ mái chèo: thiết kế dạng chóp nhọn bắt đầu lỗ và lưỡi mài chèo thích hợp để khoan lỗ lớn hay rộng. 
    • Khoan rút lõi gỗ: thiết kế trụ ống để rút lõi gỗ tạo các lỗ khoan tròn.
    • Mũi khoan gỗ đuôi cá: thiết kế thon dài với phần đầu dạng đuôi cá giúp đi sầu vào vật liệu gõ nhanh chóng.

    Xem video: Cách Phân Biệt Mũi Khoan Gỗ, Bê Tông, Kim Loại (inox, sắt), Mũi Khoan Tường Cực Đơn Giản

    Mũi khoan sắt

    Mũi khoan sắt mang kiểu dáng gần giống mũi khoan tường hay khoan bê tông. Tuy nhiên, mũi khoan sắt có phần lưỡi cắt,  phần cắt, rãnh thoát phoi. 

    Mũi kkhoan sắt có độ cứng cao
    Mũi kkhoan sắt có độ cứng cao

    Khi phân biệt mũi khoan sắt và gỗ bạn có thể thấy mũi khoan sắt sẽ phần đầu sắc nhọn, rãnh thoát phôi sâu giúp đưa vật liệu ra ngoài. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng mũi khoan sắt để khoan gỗ.

    Dưới đây là các loại mũi khoan sắt phổ biến:

    • Mũi khoan sắt truyền thống: được dùng nhiều nhất với độ bền cao, khoan dễ dàng trên các tấm thép dày.
    • Mũi khoan tắc: giúp tách các lỗi khoan tròn và rộng.
    • Mũi khoan sắt point: có độ bền cao được dùng phổ biến cho các vật liệu như gỗ, bảng mạch điện tử để khoan cắt tự động.

    Xem thêm: Mũi khoan sắt loại nào tốt, siêu cứng và bền bỉ?

    Mũi khoan bê tông

    Mũi khoan bê tông là những phụ kiện kết hợp với máy khoan bê tông khoan, đục trên bê tông đa dạng độ dày. Mũi khoan bê tông có độ cứng cao, cấu trúc chắc chắn với phần mũi tù để đi vào được bê tông có cốt thép.

    Mũi khoan bê tông cứng, chất lượng cao
    Mũi khoan bê tông cứng, chất lượng cao

    Mũi khoan bê tông thường: dùng để khoan trên bê tông mỏng.

    Mũi khoan phá bê tông: với chất liệu cao cấp, khoan đục bê tông cốt thép như mũi khoan bê tông SDS Plus, SDS 5X.

    Mũi khoan rút lõi bê tông: có cấu tạo chắc chắn với đầu mũi là hạt mài kim cương có độ cứng cao được dùng với máy khoan rút lõi bê tông để tạo các lỗ tròn trên bê tông khi cần lắp đặt thiết bị.

    Mũi khoan tường

    Mũi khoan tường là loại mũi khoan có kiểu dáng gần giống với mũi khoan bê tông với thân tròn. Tuy nhiên, phần đầu mũi khoan tường sẽ có hai gồ cứng lên, chất liệu hợp kim thép.

    Mũi khoan tường hai cạnh
    Mũi khoan tường hai cạnh

    Mũi khoan trên tường nên rãnh thoát phoi rộng để vật liệu như gạch, vôi vữa đi ra ngoài dễ dàng. Mũi khoan tường có thể lắp trên đa số các dòng máy khoan động lực, máy khoan pin hay khoan bê tông.

    Xem thêm: Top 5 mũi khoan tường loại tốt nhất hiện nay

    Mũi khoan kim loại

    Mũi khoan kim loại là phụ kiện được dùng để khoan trên rất nhiều kim loại khác nhau như thép, sắt, inox… Mũi khoan này có độ bền cao, độ cứng tốt cùng đầu nhọn giúp đi vào vật liệu dễ dàng.

    Một số mũi khoan kim loại phổ biến:

    • Mũi khoan sắt có kích thước từ 1,5mm - 6,5mm.
    • Mũi khoan lỗ nhôm có kiểu dáng hình nón để khoan trên vật liệu nhôm như tủ nhôm, cửa nhôm…
    • Mũi khoan thép gió có độ cứng cao, khoan được vật dụng bằng kim loại có độ cứng lên tới 900 N/nm2.
    • Mũi khoan inox là mũi khoan chuyên dụng khi cần khoan trên inox để có độ cứng cao, mũi khoan tạo lỗ đẹp trên bề mặt inox.

    Mũi khoan đa năng

    Một trong những loại mũi khoan được dùng nhiều chính là mũi khoan đa năng thích hợp dùng tại các công trình xây dựng, sửa chữa. Mũi khoan đa năng có chất liệu hợp kim cứng cáp, chịu lực tốt, chịu nhiệt cao để khoan cắt trên rất nhiều vật liệu như gỗ, nhựa, kim loại, tường gạch hay bê tông…

    Các loại mũi khoan đa năng
    Các loại mũi khoan đa năng

    Cách chọn mũi khoan phù hợp

    Sau khi biết được cách phân loại mũi khoan, bạn có thể dễ dàng chọn mũi khoan phù hợp với máy và vật liệu cần làm việc. Bạn có thể tham khảo một số cách chọn mũi khoan đơn giản dưới đây.

    Chọn mũi khoan theo chất liệu

    Nếu bạn cần khoan trên những vật liệu cứng như bê tông có thể chọn mũi khoan làm từ chất liệu Carbide có độ cứng cao nhất. Ngược lại, nếu bạn chỉ khoan trên những vật liệu mềm như gỗ hãy lựa chọn mũi khoan HSS.

    Chọn mũi khoan theo chất liệu để khoan vật liệu
    Chọn mũi khoan theo chất liệu để khoan vật liệu

    Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dựa vào lớp phủ mũi khoan để chọn được loại phù hợp: 

    • Mũi phủ Carbon Nitride thích hợp khoan trên sắt thép cứng. 

    • Mũi phủ Titan Nitride thích hợp khoan trên vật liệu cứng không cần làm mát.

    • Mũi phủ Tecrona thích hợp cho công việc khoan với cường độ cao.

    Chọn mũi khoan theo vật liệu làm việc

    Bạn có thể dựa vào cách phân loại mũi khoan theo bề mặt tác động để chọn được phụ kiện phù hợp. Ví dụ mũi khoan gỗ thích hợp để khoan trên gỗ. Mũi khoan bê tông thích hợp để khoan trên tường, bê tông cứng, bê tông có cốt thép…

    Xem thêm: [Video] Cách tháo lắp mũi khoan nhanh chóng, đúng kỹ thuật

    Một số câu hỏi thường gặp

    Mũi khoan sắt có khoan được gỗ không?

    Dù mỗi mũi khoan sẽ có chức năng khoan trên từng vật liệu riêng biệt tuy nhiên bạn vẫn có thể dùng mũi khoan sắt để khoan gỗ. Mũi khoan sắt có độ cứng cao, khả năng chịu lực cực tốt cũng như thiết kế các rãnh thon đều.

    Mũi khoan sắt khoan gỗ dễ dàng
    Mũi khoan sắt khoan gỗ dễ dàng

    Do vậy, mũi khoan sắt khoan toàn có thể khoan được gỗ. Bạn cần lưu ý tùy thuộc vào từng loại gỗ để chọn mũi khoan phù hợp. Đặc biệt, dù mũi khoan sắt khoan được gỗ nhưng sẽ không thể tạo được lỗ khoan đẹp mắt, tính thẩm mỹ cao so với mũi khoan gỗ chuyên dụng.

    Mũi khoan bê tông có khoan được sắt?

    Với vấn đề bạn đang thắc mắc: mũi khoan bê tông có khoan được sắt không? THB Việt Nam giải đáp là Có.

    Mũi khoan bê tông được đánh giá là mũi khoan có độ cứng cao, đầu mũi nhọn để khoan được trên các vật liệu như sắt, inox, thép. Bạn cần lưu ý mũi khoan bê tông có đầu tù sẽ không khoan được trên thép. 

    Mũi khoan bê tông khoan sắt trơn tru
    Mũi khoan bê tông khoan sắt trơn tru

    Mũi khoan bê tông 4 cạnh có đầu nhọn như SDS Max 4 sẽ khoan được trên sắt. Tuy nhiên, bạn cần chú ý mũi khoan bê tông sẽ không thể thay thế cho dòng mũi khoan sắt chuyên dụng. Bạn chỉ nên dùng trong trường hợp cần khoan ngay lập tức.

    Dùng mũi khoan cho các hãng máy khoan khác nhau có được không?

    Mũi khoan đều có những quy định về đường kính và kích thước mũi khoan tiêu chuẩn. Chính vì vậy, mũi khoan của các hãng sẽ thường có kích thước tương đồng nhau.

    Do vậy, bạn chỉ cần chọn đúng mũi khoan dùng cho máy khoan với kích thước theo yêu cầu. Khi đó, bạn có thể sử dụng máy khoan của hãng này nhưng mũi hãng khác vẫn đảm bảo hiệu quả công việc tốt nhất.

    Tổng hợp những kiến thức về mũi khoan là gì, cách phân biệt mũi khoan hy vọng sẽ giúp bạn có đầy đủ thông tin về phụ kiện mũi khoan quan trọng này. Bạn cũng có thể gọi ngay đến THB Việt Nam thông qua Hotline Hà Nội: 0904.810.817 - Hồ Chí Minh: 0979.244.335 để nhận những tư vấn chọn mũi khoan chính xác và báo giá hấp dẫn.

    477 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận
    0976 606017

    Hà Nội

    0979 492242

    Hồ Chí Minh

    0

    Danh mục sản phẩm
    Liên hệ
    Chat Facebook Facebook Zalo