Chỉ số TDS là gì? Tiêu chuẩn TDS trong nước và phương pháp đo

Công Ty THB Việt Nam 06/11/2024 35 lượt xem

    Để đánh giá độ sạch của nguồn nước, một trong những chỉ số thường xuyên được sử dụng là chỉ số TDS. Vậy chỉ số TDS là gì? TDS trong nước bao nhiêu là đạt chuẩn và các những phương pháp đo TDS trong nước nào phổ biến hiện nay? Theo dõi ngay để tìm đáp án chính xác nhé. 

    Chỉ số TDS là gì?

    TDS là gì? Chỉ số TDS (Total Dissolved Solids) là đơn vị đo hàm lượng chất rắn hòa tan trong nước. Chỉ số này được tính dựa vào sự kết hợp của tất cả các chất hữu cơ và vô cơ dạng phân tử ion hóa hoặc vi hạt (tổng lượng ion tích điện, bao gồm cả anion - điện tích âm và cation - điện tích dương) trong nước. Các chất vô cơ có trong nước phổ biến nhất bao gồm kim loại, khoáng chất, muối và các ion hòa tan.

    Đơn vị đo TDS là mg/l (milligram/litter) hoặc ppm (part per million). Trong đó, 1 mg/l = 1 ppm.

    TDS – tổng chất rắn hòa tan trong nước
    TDS – tổng chất rắn hòa tan trong nước

    Chỉ số TDS trong nước ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của con người, cụ thể như sau: 

    • Ảnh hưởng đến sức khỏe: Mức TDS quá cao (thường trên 500 ppm) có thể gây ra vị khó chịu và chứa các chất độc hại như chì, asen hoặc nitrat, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. TDS quá thấp cũng làm nước nhạt, thiếu khoáng chất thiết yếu, giảm lợi ích cho cơ thể.

    • Tác động trực tiếp đến đời sống: TDS cao có thể gây cặn bẩn trên dụng cụ nhà bếp, giảm hiệu quả của máy lọc nước và làm hỏng thiết bị gia dụng như bình đun nước và máy giặt. 

    Ý nghĩa chỉ số TDS của nước

    Chỉ số TDS (Total Dissolved Solids) của nước là phản ánh mức độ tinh khiết và chất lượng của nước, đồng thời giúp xác định nồng độ của các chất khoáng tự nhiên cũng như các chất ô nhiễm có thể tồn tại trong nước. Sau đây là thang đo TDS và ý nghĩa cụ thể: 

    • Chỉ số TDS từ 0 - 50 ppm: Đây là nguồn nước uống lý tưởng với độ tinh khiết cao.

    • Chỉ số TDS từ 50 - 170 ppm: Đây thường là nước suối hoặc nước mạch ngầm đã được lọc qua lớp cacbon, phù hợp cho sinh hoạt và tiêu dùng.

    • Chỉ số TDS từ 170 - 300 ppm: Nước có độ TDS trong khoảng này là nước cứng mức độ nhẹ, vẫn có thể sử dụng nhưng không quá lý tưởng cho sinh hoạt.

    • Chỉ số TDS từ 300 - 500 ppm: Nguồn nước này có độ cứng cao, không nên sử dụng thường xuyên. 

    • Chỉ số TDS trên 500 ppm: Ở mức này, nước có nguy cơ ô nhiễm và không an toàn để uống hoặc sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày.

    Bảng đo lường chỉ số TDS trong nước
    Bảng đo lường chỉ số TDS trong nước 

    Chỉ số TDS trong nước bao nhiêu là chuẩn?

    Trong thực tế, chỉ số TDS trong nước đạt chuẩn không có một giá trị cụ thể cố định, mà có thể dao động tùy thuộc vào mục đích sử dụng và các tiêu chuẩn chất lượng nước khác nhau. Căn cứ theo quy định hiện hành của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Cục Bảo vệ môi trường Hoa kỳ (US EPA) và ở Việt Nam, chỉ số TDS cho nước uống không được vượt quá 500 mg/ L và không được vượt quá 1000 mg/ L đối với nước sinh hoạt.

    Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng bút thử nước TDS đúng kỹ thuật

    Phương pháp đo TDS trong nước

    Việc thực hiện chỉ số TDS trong nước giúp đánh giá sơ bộ chất lượng nước. Điều này giúp đảm bảo nguồn nước an toàn cho sức khỏe và phù hợp với nhu cầu sử dụng nước hàng ngày. Đo TDS giúp phát hiện sớm các chất độc hại trong nước, bảo vệ thiết bị gia dụng khỏi cặn bẩn và kéo dài tuổi thọ của chúng.

    Muốn đo TDS trong nước, chúng ta có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp. Hai phương pháp đo chỉ số TDS của nước phổ biến hiện nay là phân tích trọng lượng và phân tích độ dẫn điện. 

    Phân tích trọng lượng

    Phương pháp này thực hiện bằng cách lấy mẫu nước, sau đó làm bay hơi hết nước để thu lại phần chất rắn còn lại. Khối lượng của phần chất rắn này sẽ là chỉ số TDS. Đây là phương pháp chính xác nhưng tốn thời gian và thường chỉ được sử dụng trong các phòng thí nghiệm.

    Phân tích độ dẫn điện

    Phương pháp này dựa trên nguyên tắc rằng các ion hòa tan trong nước làm tăng khả năng dẫn điện của nước. Bằng cách đo độ dẫn điện của nước và sử dụng hệ số chuyển đổi, ta có thể xác định chỉ số TDS một cách nhanh chóng và tiện lợi.

    Bút đo TDS chắc chắn, tiện lợi
    Bút đo TDS chắc chắn, tiện lợi 

    Với phương pháp này, bạn có thể sử dụng nhiều loại máy đo TDS phổ biến hiện nay, gồm máy đo TDS cầm tay hoặc bút đo TDS do tính nhanh chóng, chính xác và dễ sử dụng. Sử dụng phương pháp này đo TDS của nước, bạn có thể tham khảo một số dòng bút đo TDS giá tốt, chất lượng cao như Total Meter TD-01Hanna HI98301,...

    Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn các hiểu biết cần thiết về chỉ số TDS trong nước là gì cùng các phương pháp đo TDS trong nước phổ biến hiện nay. Nếu có nhu cầu mua bút đo TDS chính hãng tại THB Việt Nam, bạn hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0904.810.817 hoặc 0979.244.335 để nhận được hỗ trợ tốt nhất. x2

    35 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận
    0902 148147

    Hà Nội

    0979 244335

    Hồ Chí Minh

    0

    Danh mục sản phẩm
    Liên hệ
    Chat Facebook Facebook Zalo