Các loại TDS có trong nước thải và cách đo, xử lý
TDS trong nước thải là tổng hợp các chất rắn hòa tan như muối, khoáng chất và kim loại có trong nước. Việc xác định và xử lý TDS trong nước thải rất quan trọng để bảo vệ môi trường và đảm bảo chất lượng nước. Bài viết này sẽ giải thích TDS trong nước thải là gì, các loại TDS phổ biến và các phương pháp đo, xử lý hiệu quả. Hãy theo dõi nhé.
TDS - Chỉ số quan trọng của nước thải
Theo nghiên cứu của Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA), TDS (Total Dissolved Solids) hay còn gọi là tổng chất rắn hòa tan, được xem là một chất gây ô nhiễm thứ cấp, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người nếu nồng độ TDS trong nước quá cao.
TDS trong nước thải là chỉ số quan trọng khi đánh giá chất lượng nước thải. Nếu mức độ TDS trong nước thải quá cao cho thấy nước thải chứa nhiều chất ô nhiễm, cần phải thực hiện xử lý trước khi thải ra môi trường. Sau đây là bảng giá trị TDS của một số loại nước phổ biển:
Nguồn nước | Giá trị TDS (mg/L) |
Nước tự nhiên | Dưới 100 |
Nước thải sinh hoạt | 100-500 |
Nước thải nhà máy công nghiệp | Trên 500 |

TDS bao gồm các muối vô cơ và một lượng nhỏ chất hữu cơ hòa tan trong nước, trong đó có cả kim loại nặng. Các thành phần chủ yếu của TDS trong nước thải là các cation canxi, natri, magie và kali, cùng với các anion như carbonate, clorua, bicacbonat và sunfat. Do tính hòa tan cao của nước, TDS trong nước thải thường tồn tại dưới dạng các ion âm và ion dương, và nó có xu hướng hấp thụ các ion từ các vật liệu xung quanh khi tiếp xúc.
Hiểu sâu hơn về chỉ số TDS, bạn có thể tìm đọc: Chỉ số TDS là gì? Tiêu chuẩn TDS trong nước và phương pháp đo
Các loại TDS có trong nước thải phổ biến
Trong nước thải, chỉ số TDS thường tồn tại dưới 4 loại chất khác nhau. Sau đây là thông tin chi tiết giúp ban hiểu rõ các loại TDS trong nước thải và tác động của chúng đến môi trường:
Khoáng chất
Các loại khoáng chất tồn tại trong nước thải gồm magie canxi và kali. Chúng hiện diện trong nước thải do quá trình xả thải từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt và từ nguồn nước từ sông, suối hòa lẫn vào. Tuy nhiên, khi xử lý và sử dụng nước, một phần nhỏ các khoáng chất lại lẫn vào môi trường tự nhiên.
Khoáng chất có trong nước thải tạo nên hương vị đặc trưng, dễ chịu cho nước uống. Đặc biệt, loại TDS này còn bổ sung các nguyên lý vi lượng cần thiết cho cơ thể, giúp duy trì cân bằng dinh dưỡng.
Kim loại hòa tan
Kim loại hòa tan trong nước thải thường do các hoạt động sản xuất công nghiệp của con người gây ra. Một số ngành công nghiệp có chất thải công nghiệp chứa hàm lượng kim loại nặng cao có thể kế đến như công nghiệp khai khoáng, luyện kim và hóa chất.
Khi chúng bị xả thải trực tiếp hoặc gián tiếp vào nguồn nước sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với chất lượng nước và môi trường. Ngoài ra, các vật liệu như ống kim loại trong hệ thống dẫn nước cũng có thể làm tăng nồng độ kim loại hòa tan trong nước, góp phần vào ô nhiễm. Kim loại nặng từ các nhà máy xả thải, nếu không được kiểm soát, có thể dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.

Muối
Một loại TDS khác có trong nước thải là muối. Nồng độ muối trong nước ngầm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm quá trình hòa tan các khoáng chất trong đất đá.
Bên cạnh đó, các hoạt động của con người như sử dụng phân bón, chất làm mềm nước và xả thải công nghiệp cũng góp phần làm tăng nồng độ muối trong nước. Sự gia tăng này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước và môi trường, đe dọa hệ sinh thái cũng như sức khỏe con người.
Chất hữu cơ
Chất hữu cơ hòa tan trong nước chủ yếu xuất phát từ sự phân hủy tự nhiên của sinh khối như tảo, thực vật, cùng với các chất thải hữu cơ từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Trong quá trình phân hủy, các hợp chất hữu cơ phức tạp được chuyển hóa thành các dạng đơn giản hơn và hòa tan trong nước. Để xử lý những chất hữu cơ này, các hệ thống xử lý nước thải thường sử dụng bể sinh học, nơi vi sinh vật sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô hại.
Cách đo TDS trong nước thải
Để đo nồng độ TDS trong nước thải đơn giản, chính xác thì sử dụng máy đo TDS là phương pháp nhanh chóng, hiệu quả nhất. Dưới đây là các bước hướng dẫn chi tiết để bạn có thể thực hiện quá trình đo một cách đơn giản và dễ dàng:
Bước 1: Chuẩn bị thiết bị và mẫu cần đo. Tiến hành hiệu chuẩn bút đo theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo máy ổn định và kết quả đo chính xác.
Bước 2: Đổ một lượng nước thải cần đo đã chuẩn bị vào cốc nước sạch, đảm bảo không lẫn các chất rắn không hòa tan như bùn hoặc cặn bẩn trog mẫu
Bước 3: Nhúng đầu cảm biến của máy đo TDS vào cốc nước thải, đảm bảo cảm biến hoàn toàn ngâm trong nước, tránh tiếp xúc với thành cốc hoặc các vật thể khác.
Bước 4: Giữ bút đo trong nước và chờ khoảng 3 -5 phút, kết quả TDS sẽ hiển thị trên màn hình máy đo, thường là đơn vị mg/L hoặc ppm.
Bước 5: Sau khi đo xong, rửa sạch đầu cảm biến của máy để duy trì độ bền và độ chính xác trong các lần đo sau.
.jpg)
Bạn có thể tham khảo một số thiết bị đo TDS phổ biến, được ưa chuộng trên thị trường hiện nay như Total Meter TDS-01, Total Meter TDS-04, Hanna HI98302,...
Cách xử lý TDS trong nước thải
Để xử lý TDS trong nước thải, bạn có thể thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau. Sau đây là một số cách xử lý TDS trong nước thải phổ biến hiện nay:
Phương pháp thẩm thấu ngược
Thẩm thấu ngược là một trong những cách loại bỏ TDS trong nước thải hiệu quả nhất. Cách này được thực hiện bằng cách sử dụng màng lọc có kích thước siêu nhỏ để giữ lại các chất rắn hòa tan, khoáng chất và kim loại nặng. Quá trình lọc qua hệ thống RO gần như loại bỏ toàn bộ nồng độ TDS giúp nước thải đạt chuẩn, an toàn.

Phương pháp này sử dụng công nghệ phổ biến, dễ lắp đặt và gần như loại bỏ lên đến 99% TDS. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu cao và tốn nhiều thời gian để bảo trì.
Xử lý TDS trong nước thải bằng trao đổi ion
Lọc trao đổi ion là phương pháp xử lý TDS bằng cách thay thế các ion như canxi và magiê trong nước thải bằng các ion ít gây hại hơn, thông qua hạt nhựa trao đổi ion. Phương pháp này hiệu quả trong việc giảm độ cứng của nước và dễ vận hành với chi phí thấp. Tuy nhiên, nó không loại bỏ hoàn toàn TDS và cần thay thế hoặc tái sinh hạt nhựa sau một thời gian sử dụng, gây thêm chi phí và công sức.

Sử dụng công nghệ điện phân
Bạn có sử dụng công nghệ điện phân để các ion tích điện ra khỏi nước thải, giúp loại bỏ hiệu quả các kim loại và khoáng chất hòa tan. Cách này giúp loại bỏ nhanh chóng các ion kim loại và khoáng chất, đồng thời tiết kiệm năng lượng so với một số phương pháp khác. Tuy nhiên, điện phân không thích hợp cho nước thải có nồng độ TDS quá cao và có thể có chi phí vận hành cao hơn khi xử lý nước thải khó.
Phương pháp chưng cất
Chưng cất là một phương pháp hiệu quả để loại bỏ hoàn toàn TDS và các chất rắn hòa tan trong nước thải, không cần sử dụng màng lọc hay hóa chất. Tuy nhiên, phương pháp này tiêu tốn nhiều năng lượng và thời gian, không phù hợp với quy mô xử lý lớn.
Sử dụng hệ thống sinh học
Công nghệ sinh học có thể giảm nồng độ TDS, đặc biệt là các chất hữu cơ và kim loại hòa tan, thông qua sự phân hủy của vi sinh vật. Phương pháp này thân thiện với môi trường, không cần hóa chất và phù hợp với các nhà máy xử lý nước thải lớn. Tuy nhiên, hiệu quả xử lý TDS không cao và cần thời gian dài để vi sinh vật hoạt động hiệu quả.
Phương pháp hấp thụ
Hấp phụ sử dụng các vật liệu như than hoạt tính hoặc hạt nhựa để loại bỏ chất rắn hòa tan trong nước thải, đặc biệt hiệu quả với kim loại nặng và chất hữu cơ. Phương pháp này dễ triển khai và có chi phí đầu tư thấp, nhưng không loại bỏ hoàn toàn TDS và yêu cầu thay thế vật liệu hấp phụ thường xuyên.
Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc chỉ số TDS trong nước thải là gì và cung cấp một số cách xử lý hiệu quả do THB Việt Nam chia sẻ. Mua bút thử nước chính hãng, bạn hãy nhanh chóng liên hệ với THB Việt Nam qua HOTLINE: HN: 0904810817 - HCM: 0918132242 để được tư vấn tốt nhất!
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn