Cách hàn linh kiện điện tử chuẩn, hạn chế lỗi hỏng mạch

Công Ty THB Việt Nam 15/04/2025 53 lượt xem

    Khi nói đến cách hàn linh kiện điện tử, nhiều người cho rằng chỉ cần mỏ hàn, thiếc và một chút khéo tay là đủ. Tuy nhiên, thực tế lại không đơn giản như vậy. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành thiết bị kỹ thuật, THB Việt Nam sẽ hướng dẫn chi tiết cách thực hiện chuẩn từng bước, tránh tình trạng hỏng mạch do mối hàn kém chất lượng.

    Chuẩn bị trước khi hàn

    Để thực hiện hàn linh kiện điện tử đúng kỹ thuật, trước tiên, bạn cần chuẩn bị đầy đủ: 

    Dụng cụ và vật liệu cần thiết

    Trước khi bắt tay vào hàn linh kiện điện tử, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và vật liệu chuyên dụng sau:

    • Mỏ hàn: Nên chọn loại có công suất phù hợp (thường từ 20–60W đối với hàn linh kiện cơ bản) để tránh làm hỏng linh kiện. 

    • Chì hàn - Thiếc hàn: Ưu tiên chọn loại đặc ruột phủ nhựa thông bên ngoài và loại ruột rỗng có chứa nhựa thông, đường kính phù hợp (thường là 0.5mm–1mm). 

    • Máy hàn: Đây là phiên bản nâng cấp hơn của mỏ hàn, có khả năng điều chỉnh chính xác nhiệt độ để không làm hỏng linh kiện điện tử. 

    • Chất hàn: Chất được nấu chảy trong mỏ hàn để tạo thành dung dịch hàn gắn kết vĩnh viễn các thành phần linh kiện trong bảng mạch điện tử.

    • Nhựa thông: Có chức năng tạo lớp phủ để tăng tuổi thọ của mũi hàn, tránh oxy hóa đồng và giúp mối hàn dễ dính hơn.  

    • Một số dụng cụ khác: Kẹp giữ linh kiện hoặc tay thứ ba, bàn chải nhỏ, cồn làm sạch bảng mạch, kính bảo hộ,...

    Chuẩn bị mỏ hàn phù hợp với linh kiện điện tử
    Chuẩn bị mỏ hàn phù hợp với linh kiện điện tử

    Vệ sinh và kiểm tra

    Trước khi tiến hành hàn, việc làm sạch và kiểm tra kỹ lưỡng bảng mạch cùng linh kiện là bước không thể bỏ qua. Bạn cần sử dụng cồn và bàn chải mềm để lau sạch bụi bẩn, dầu mỡ hoặc lớp oxi hóa trên bề mặt mạch in và chân linh kiện. Nếu bảng mạch đã từng được sử dụng hoặc có dấu hiệu rỉ sét, hãy xử lý bằng cách cạo nhẹ và vệ sinh lại bằng cồn cho đến khi bề mặt sáng bóng trở lại.

    Song song đó, việc kiểm tra linh kiện trước khi hàn giúp phát hiện kịp thời các lỗi như chân bị cong, đứt, hoặc sai mã linh kiện, từ đó tránh được những sự cố đáng tiếc sau khi hàn xong. Ngoài ra, người dùng cũng nên đọc kỹ sơ đồ mạch để đảm bảo đặt đúng linh kiện vào đúng vị trí, đúng chiều, đặc biệt là với các linh kiện phân cực như diode, tụ hóa hay IC.

    Xem thêm: Tự học cách đấu nối máy hàn điện tử đơn giản tại nhà

    Hướng dẫn cách hàn linh kiện điện từ chuẩn

    Để thực hiện hàn linh kiện điện tử chuẩn chỉnh, hạn chế hỏng mối hàn, bạn có thể áp dụng cách thực hiện như sau:

    Bước 1. Cắt chân linh kiện

    Bạn tiến hành cắt phần chân linh kiện sao cho khi cắm vào bảng mạch thì phần chân trồi lên khoảng 1mm. 

    Bước 2. Mạ thiếc 

    Theo chia sẻ từ những kỹ sư nhiều kinh nghiệm, mạ thiếc là bước quan trọng để bạn có mối hàn đẹp, mịn và chuẩn nhất. Theo đó, có 3 vị trí quan trọng bạn cần mạ thiếc bao gồm: đầu mỏ hàn, đầu dây và vị trí hàn. Cụ thể: 

    • Đầu mỏ hàn: Mạ thiếc đầu hàn giúp tăng khả năng dẫn nhiệt và kéo dài tuổi thọ của mỏ hàn. Bạn chỉ cần chấm một lượng nhỏ thiếc vào đầu mỏ hàn khi đã đạt nhiệt độ phù hợp sau đó lau nhẹ bằng bọt biển ẩm hoặc lưới đồng để bề mặt sạch và có lớp bóng thiếc phủ đều. 

    • Đầu dây: Bạn tiến hành cạo sạch lớp gỉ sét trên đầu dây hoặc chân linh kiện sau đó mạ thiếc vào đầu dây để loại bỏ tạp chất, giúp chất hàn bám chắc hơn. 

    • Vị trí hàn: Công việc này giúp nâng cao độ bền của bảng mạch và độ chắc chắn sau khi thực hiện hàn. Bạn thực hiện bằng cách đưa giọt thiếc chảy lấp kín lỗ linh kiện. 

    Bạn cần chuẩn bị kỹ càng trước khi tiến hành hàn
    Bạn cần chuẩn bị kỹ càng trước khi tiến hành hàn

    Bước 3. Tiến hành hàn linh kiện

    Đối với linh kiện thông thường

    Người dùng đặt đầu mỏ hàn đã có nhựa thông vào sát chân linh kiện để làm nóng vùng hàn. Khi nhựa thông chảy ra và phủ kín chân linh kiện cũng như lỗ trên mạch, đưa dây thiếc chạm vào điểm giao giữa chân linh kiện – lỗ mạch – đầu mỏ hàn, sao cho thiếc chảy đều vào khu vực cần hàn.

    Nên canh lượng thiếc vừa đủ, tránh dùng quá nhiều khiến mối hàn loang rộng hoặc thiếu thẩm mỹ. Nếu thấy mối hàn chưa đều hoặc thiếu thiếc, có thể chấm lại nhựa thông và bồi thêm thiếc để hoàn thiện mối hàn đẹp và chắc chắn hơn.

    Đối với linh kiện nhiều chân (như IC)

    Với các linh kiện có nhiều chân, cần bôi nhựa thông đều lên toàn bộ các chân IC để đảm bảo thiếc chảy mượt và không chạm mạch. Sau đó, đặt một lượng thiếc lớn hơn bình thường (cỡ bằng hạt đậu nhỏ) lên chân đầu tiên, dùng mỏ hàn gia nhiệt cho thiếc nóng chảy.

    Hàn linh kiện có chân
    Hàn linh kiện có chân

    Di chuyển đầu mỏ hàn theo một chiều liên tục qua các chân còn lại, để thiếc chảy đều từng chân. Nếu xuất hiện hiện tượng chạm chân (cầu chì thiếc), có thể dùng thêm nhựa thông và kéo nhẹ lại bằng mỏ hàn hoặc hút bớt thiếc ra. Quá trình này có thể lặp lại để làm đẹp từng mối hàn, đảm bảo không bị chạm mạch và các chân đều sáng, bóng.

    Bước 4. Kiểm tra và xử lý mối hàn

    Sau khi hoàn thành việc hàn, người dùng cần kiểm tra lại toàn bộ mối hàn bằng mắt thường hoặc sử dụng kính lúp. Mối hàn đạt chuẩn sẽ có hình nón, bề mặt bóng, không rạn nứt hay tạo bọt khí. Nếu phát hiện lỗi như mối hàn nguội, thiếu thiếc, hoặc bị chập mạch, hãy dùng bơm hút thiếc hoặc dây hút thiếc để xử lý và thực hiện lại mối hàn.

    Xem thêm: Top 5 máy hàn điện tử chất lượng cao dùng tốt nên mua hiện nay

    Lưu ý kỹ thuật hàn linh kiện điện tử an toàn

    Cách hàn đồ điện tử, linh kiện điện tử tưởng chừng đơn giản nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không tuân thủ các nguyên tắc an toàn. Để quá trình hàn diễn ra suôn sẻ và tránh sự cố đáng tiếc, bạn cần lưu ý những điều sau:

    • Làm việc trong khu vực thông thoáng: Hơi nhựa thông và khói thiếc có thể gây kích ứng đường hô hấp nếu hít phải lâu dài. Nên hàn ở nơi có quạt hút khói hoặc gần cửa sổ, tránh hít trực tiếp khói hàn.

    • Không chạm vào đầu mỏ hàn: Mỏ hàn thường nóng từ 300–400°C, có thể gây bỏng nặng nếu vô tình tiếp xúc. Luôn cẩn thận khi thao tác và sử dụng giá đỡ mỏ hàn khi không dùng đến.

    • Đeo kính và khẩu trang khi cần: Trong trường hợp làm việc nhiều giờ hoặc hàn các linh kiện nhỏ, việc đeo kính bảo hộ và khẩu trang sẽ giúp bảo vệ mắt và đường hô hấp tốt hơn.

    • Tránh để dây điện, đồ vật dễ cháy gần mỏ hàn: Khi mỏ hàn đang hoạt động, tuyệt đối không để gần giấy, vải hoặc các vật liệu dễ bắt lửa để tránh gây hỏa hoạn.

    • Rút nguồn mỏ hàn sau khi sử dụng: Luôn rút điện khi kết thúc công việc để tránh tình trạng quên tắt gây nguy hiểm và tốn điện không cần thiết.

    • Giữ tay khô khi làm việc với thiết bị điện: Không thao tác trong môi trường ẩm ướt để tránh rò điện hoặc chập mạch, đặc biệt khi sử dụng các thiết bị có nguồn điện xoay chiều.

    Tuyệt đối không chạm tay vào đầu mỏ hàn để tránh bóng da
    Tuyệt đối không chạm tay vào đầu mỏ hàn để tránh bỏng da

    Trên đây là cách hàn linh kiện điện tử đúng chuẩn, hạn chế tối đa lỗi hỏng mạch bạn có thể tham khảo và áp dụng. Hy vọng rằng những thông tin mà THB Việt Nam chia sẻ sẽ giúp bạn hoàn thành công việc nhanh chóng, hiệu quả hơn!

    53 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận
    0902 148147

    Hà Nội

    0979 244335

    Hồ Chí Minh

    0

    Danh mục sản phẩm
    Liên hệ
    Chat Facebook Facebook Zalo